xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rước họa vì tiếc của

Bài và ảnh: NGỌC MAI

Hóa chất đọng lại trên hoa trái kiểng rất lớn, nếu sử dụng làm thực phẩm sẽ gây ra ngộ độc

Sau Tết, cây tắc mà gia đình chị Trần Thiên Kim (ngụ quận 7, TP HCM) mua cả triệu đồng trái vẫn còn sum sê, chín vàng. Bỏ đi thì tiếc, chị Kim bèn hái hết trái ngâm muối để dùng dần. Lấy ra vài trái làm nước uống, chỉ khoảng 15 phút sau, chị bị chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tay chân bủn rủn nên gia đình hốt hoảng đưa đi nhập viện. Tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết chị Kim bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Tắm trong thuốc kích thích

Thời gian qua, trường hợp ngộ độc do dùng trái cây kiểng thờ cúng, chưng Tết xảy ra khá phổ biến. Vì tiếc của nên nhiều người suýt rước họa vào thân.

Ông Hai Hoành - một nghệ nhân chuyên trồng cây kiểng nổi tiếng vùng Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp - cho biết để có những cây tắc ra trái kín từ gốc đến ngọn, nhà vườn phải phun các loại hóa chất kích thích sau khi đã tỉa dáng. Đưa chúng tôi vào khu vườn - nơi hằng năm trồng hàng ngàn cây tắc, thanh long... lúc lỉu trái bán cho thương lái chở lên TP HCM dịp Tết - ông Hoành tiết lộ thông thường vào khoảng tháng 10, các nhà vườn bắt đầu lên lịch phun thuốc kích thích để cây kiểng ra trái.

“Loại thuốc này phải phun 3 lần/tuần thì bông mới ra đều và bảo đảm bông nào cũng đậu trái. Khi cây đã đậu trái, nhà vườn bắt đầu phun thuốc để giữ cho trái to đều, căng mọng. Đặc biệt, trái neo trên cây cả tháng trời mà không bị rụng” - ông khẳng định.

 

Những loại tắc kiểng đều được phun chất kích thích để ra trái nhiều, đúng mùa Tết
Những loại tắc kiểng đều được phun chất kích thích để ra trái nhiều, đúng mùa Tết

 

Chỉ những gốc thanh long trái đỏ rực bám từ gốc lên đến tận đọt, ông Hoành cho biết bình thường, để chăm được thanh long ra trái và thu hoạch, người trồng phải mất ít nhất khoảng 2 năm. “Những cây thanh long mảnh mai yếu ớt này mà vẫn cõng được vài chục trái thì ắt phải dùng thuốc kích thích. Tắc cũng thế, có những cây rất nhỏ, yếu, cao chừng hơn 1 m nhưng trái đu đến tận ngọn, tất cả đều nhờ thuốc” - ông Hoành nói.

Loại thuốc mà nhà vườn dùng đều do thương lái mua ở chợ Kim Biên, TP HCM với giá 300.000 đồng/thùng 10 lít. Nhà vườn thường gọi đây là thuốc thúc trái. “Khi phun thường xuyên loại thuốc này, cây ra trái nhiều nhưng chỉ sống được một mùa, rất khó trồng lại vì sau khi bị kích thích thì cây sẽ suy kiệt. Những loại cây kiểng chơi Tết xong nên bỏ, cả trái cũng vậy chứ đừng ăn” - ông Hoành cảnh báo.

Cực độc

Chị Trần Thanh Thùy (ngụ xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM) cho rằng những trái cây đẫm thuốc kích thích nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được nhưng khi ăn là nhận ra ngay vì chúng khô, ít nước và có mùi nồng nồng, không thơm ngọt như loại mà nhà vườn chăm sóc bình thường. Gặp cảm giác này, tốt nhất là nên bỏ chứ đừng tiếc mà sử dụng.

Theo chuyên gia nông nghiệp, TS Nguyễn Văn Khang, thuốc thúc cho cây ra trái có rất nhiều loại nhưng đều chứa hoạt chất etherel. Hoạt chất này thường chỉ dùng để kích thích cho cây cao su ra nhiều mủ. Nếu phun theo lịch trình dày đặc trên cây ăn quả thì dư lượng thuốc sẽ ngấm vào trong quả.

“Chất này kết hợp với thành phần nitrat trong quả sẽ tạo ra độc chất etylenglycol dinitrat” - TS Khang cho biết.

Những cây tắc, thanh long... trồng dịp Tết không bán được đều bị nhà vườn bỏ đi. Tuy nhiên, khi nhà vườn bỏ những cây kiểng này thì có người nhặt lại, hái trái bán. Nhiều chủ vườn cho biết khi họ muốn ăn trái tắc, thanh long hoặc các loại khác thì sẽ trồng riêng, không phun thuốc.

Theo một chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất là không ăn bất cứ trái của cây cảnh nào. “Trái cây loại này đầy thuốc kích thích tồn đọng, ăn vào nếu nhẹ thì hại dạ dày, còn nặng thì gây ngộ độc” - vị này cho biết. 

 

Cảnh giác với trái cây tươi lâu

Theo TS Nguyễn Văn Khang, những loại trái cây mua về để thờ cúng mà cả tuần chưa hư thì đều có ướp hóa chất độc hại. Nhiều loại như táo, lê, mận, đào… để cả tháng nhìn bên ngoài vẫn thấy tươi ngon nhưng khi xẻ ra, bên trong bị thâm đen, thậm chí đã thối. Những loại trái cây này sau khi cúng phải bỏ ngay vì lượng hóa chất giữ cho chúng không bị hư chính là chất độc.

“Nên ăn trái cây theo mùa, tuyệt đối không dùng loại nghịch mùa vì chúng bị “ép” ra trái bằng thuốc kích thích và khi mua phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ” - TS Khang khuyến cáo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo