xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơ tán lao động Việt Nam khỏi Libya

Duy Quốc - Văn Duẩn

Theo kế hoạch, từ ngày 7-8 đến giữa tháng 8-2014 sẽ đưa toàn bộ lao động Việt Nam rời Libya về nước

Xung đột leo thang ở 2 thành phố Tripoli và Benghazi đã làm tình hình tại Libya trong những ngày qua diễn biễn rất phức tạp. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ công dân Việt Nam.

Kế hoạch đã sẵn sàng

Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Ngoại giao đang gấp rút triển khai các biện pháp đưa lao động rời Libya, trước mắt là tại 2 TP Tripoli và Benghazi. Hiện 1.750 lao động Việt Nam làm việc tại Libya, trong đó có 281 lao động làm việc tại 2 thành phố trên.

Theo thông tin mới nhất của Bộ LĐ-TB-XH, tại Benghazi, đến chiều 5-8 đã có 25 lao động được chuyển đến biên giới Ai Cập. Tuy nhiên, do Ai Cập ưu tiên giải quyết thủ tục nhập cảnh cho công dân nước họ nên lao động Việt Nam vẫn phải chờ, chưa mua được vé máy bay để về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã cử 4 cán bộ đến vùng biên giới để đưa những lao động này về thủ đô Cairo. Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cũng đã chỉ đạo doanh nghiệp mua vé máy bay cho người lao động từ Cairo về Việt Nam. Trong khi đó, 157 lao động khác ở Tripoli cũng đã di chuyển đến các khu vực an toàn. Dự kiến, ngày 6-8 sẽ đưa số lao động còn lại rời khỏi Tripoli và Benghazi.

Lao động Việt Nam trở về từ Libya vào tháng 3-2011Ảnh: Nguyễn Quyết
Lao động Việt Nam trở về từ Libya vào tháng 3-2011Ảnh: Nguyễn Quyết

Ngoài ra, 209 lao động khác đã rời Libya và về nước. Số lao động này do Công ty Cung ứng Nhân lực quốc tế và Thương mại (Sona) đưa sang làm việc trong các dự án của một nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ, nay phải tạm dừng vì tình hình căng thẳng tại Libya.

Đối với 1.500 lao động đang làm việc ở các khu vực khác tại Libya, phương án di tản đã được lập và sẽ triển khai từ ngày 7-8 đến giữa tháng 8-2014. Theo kế hoạch, số lao động trên rời Libya theo 3 hướng chính: di tản bằng đường bộ và đường hàng không về biên giới Ai Cập; di tản bằng đường bộ về biên giới Tunisia; di tản bằng đường thủy và đường hàng không về Thổ Nhĩ Kỳ và Malta.

Bảo đảm an toàn cho người lao động

Chiều 5-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhân lực và Thương mại (Vinamex), cho biết công ty đang phối hợp rất chặt chẽ với Bộ

LĐ-TB-XH và Đại sứ quán Việt Nam tại Libya, Ai Cập cũng như các đối tác để làm các thủ tục cần thiết đưa người lao động về nước an toàn. Do số lượng lao động khá đông (726 người) nên Vinamex đang phối hợp với phía đối tác là Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) thuê máy bay đưa họ về nước.

Theo ông Hải, trong sáng 6-8, Vinamex cử một phó giám đốc cùng một chuyên viên bay sang Cairo phối hợp với các cơ quan chức năng, đối tác để lo các thủ tục cho người lao động. “Hiện tại, toàn bộ 726 lao động của Vinamex đang ở một nơi rất an toàn tại Libya. Dự kiến, ngày 7-8 sẽ có 682 lao động được đưa bằng máy bay từ Libya sang Cairo. Tiếp đó, ngày 8 và 9-8 sẽ về Việt Nam. 44 lao động còn lại bay từ Libya sang Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ rồi về Việt Nam cùng với các lao động khác của Công ty Sona” - ông Hải cho hay.

Ông Nguyễn Thiện Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty CP Simco Sông Đà, thông tin thêm: Trong số 25 lao động đang bị kẹt tại biên giới Libya và Ai Cập, có 13 lao động của công ty này và 12 lao động của Vinaconexmex. Lẽ ra họ đã lên máy bay về Việt Nam lúc 20 giờ ngày 5-8 nhưng do có trục trặc nên kế hoạch phải thay đổi. Công ty CP Simco Sông Đà đã báo cáo vụ việc đến Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya... để có hướng giải quyết. 

Ông Nguyễn Đức Nam - nguyên Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Libya, người từng tham gia đưa hơn 10.000 lao động Việt Nam về nước trong năm 2011- vừa sang Libya để phối hợp sơ tán và đưa lao động Việt Nam về nước.

 

Hỗ trợ qua đường dây nóng

Theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã cùng Bộ LĐ-TB-XH chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Algeria theo dõi sát tình hình thực tế, phối hợp chặt chẽ với các công ty phái cử và sử dụng người lao động có các phương án, biện pháp bảo đảm an toàn cho các lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Algeria  đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các lao động Việt Nam quá cảnh về nước.

Lao động Việt Nam tại Libya hoặc thân nhân đang ở Việt Nam có thể liên lạc qua các đường dây nóng của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao +0084.918370497 hoặc +0084.948948458 để được hỗ trợ, giúp đỡ.

D.Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo