xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống thấp thỏm vì đá lở

Bài và ảnh: Hoàng Phúc

Từng khối đá nặng hàng chục tấn từ trên núi thi thoảng đổ ập xuống khu dân cư khiến người dân luôn sống trong cảnh bất an

Thượng Hóa là xã miền núi phía Tây huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có nhiều hộ dân sinh sống bên những dãy núi đá vôi dựng đứng.

Thoát chết trong gang tấc

Cách ngôi nhà của gia đình ông Đinh Tiến Dũng (39 tuổi; thôn Khai Hóa, xã Thượng Hóa) khoảng 20 m là dãy núi đá vôi cao hơn 100 m.

Ông Dũng kể trận lũ lịch sử năm 2011 kèm theo mưa lớn, gió lốc xoáy đã gây sạt lở, đá từ trên núi đổ xuống đè bẹp căn nhà gỗ khá kiên cố của ông. “Lúc đó khoảng 7 giờ, tôi nghe tiếng ầm ầm dội ra từ lèn đá phía sau. Cả nhà hoảng loạn lao ra đường thì bất ngờ hàng chục tảng đá to từ trên núi đổ xuống, rất may cả nhà không ai bị gì” - ông Dũng nhớ lại.

Men theo con đường núi một bên là dốc cao, một bên là vực thẳm, chúng tôi tìm đến thôn Quyền, xã Thượng Hóa. Từ xa đã thấy những dãy núi đá vôi xám xịt cao vời vợi, phía dưới lô nhô những nóc nhà. Ông Đinh Thanh Tâm, Trưởng thôn Quyền, cho biết: “Đá đổ xuống lấp hết ruộng vườn nên bà con nơi đây bỏ hoang nhiều năm qua”.

 

Từng tảng đá lớn đổ xuống vườn nhà của ông Đinh Tiến Dũng
Từng tảng đá lớn đổ xuống vườn nhà của ông Đinh Tiến Dũng

 

Theo nhiều người dân, tình trạng đá lở xuất hiện từ năm 2000 và diễn ra thường xuyên hơn khoảng 3 năm gần đây. Từ năm 2010 đến nay đã có 8 trận lở đá. “Năm nào đá cũng rơi nhưng khiếp nhất là năm 2011. Khoảng 3 giờ sáng, cả nhà đang ngủ thì nghe ầm ầm, mặt đất rung lắc dữ dội. Vừa chạy ra đường thì từng tảng đá to như con trâu mộng đổ xuống đầy vườn, lăn sát vào chân nhà” - bà Đinh Thị Phương (67 tuổi), một người dân ở thôn Phù Nhiêu, than thở.

Khó di dời

Theo ông Đinh Thanh Tâm, chỉ riêng xã Thượng Hóa, tình trạng lở đá diễn ra ở rất nhiều thôn như: Khai Hóa, Tiến Hóa, Phù Nhiêu, Quyền... nhưng rất may chưa gây chết người. Mặc dù lo sợ nhưng người dân không thể di dời đến nơi khác bởi truyền thống của người vùng cao bao đời gắn bó với lèn đá.

Mặt khác, bản thân người dân cũng không muốn thay đổi chỗ ở vì nhà cửa đã làm kiên cố; các loại cây cối, hoa màu đang độ thu hoạch. Ngoài ra, khu vực này đã có mạng lưới giao thông, trường học, trạm y tế gần với khu dân cư nên nếu di dời sang nơi khác thì phải gây dựng lại từ đầu.

Theo thống kê của UBND xã Thượng Hóa, hiện có 43 hộ dân sinh sống rải rác ở dưới chân những dãy núi đá vôi thuộc diện cực kỳ nguy hiểm. Những núi đá vôi này vách dựng đứng, nứt nẻ rất nhiều, chỉ cần có tác động nhẹ là sẽ rơi xuống. Chính quyền địa phương đã nhiều lần cảnh báo về vấn đề đá lở nhưng việc di dời bà con đến nơi an toàn là cả một bài toán khó.

 

Xin kế hoạch di dời dân

Tại xã Thượng Hóa, dù đất rộng nhưng tìm địa thế bằng phẳng rất hiếm. Kinh phí di dời người dân quá lớn nên xã không tự tổ chức được. UBND xã Thượng Hóa đã kiến nghị với UBND huyện Minh Hóa xin có kế hoạch mau chóng di dời người dân trong vùng nguy hiểm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo