xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai biến vắc-xin: Nhà nước bồi thường có hợp lý?

Ngọc Dung - Trường Hoàng

Việc lấy ngân sách để thực hiện việc bồi thường tai biến vắc - xin là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Vấn đề là khi xác định lỗi, cơ quan chức năng đừng đổ thừa “hoàn toàn do vắc-xin”

Việc Bộ Y tế xây dựng dự thảo nghị định về tiêm chủng, trong đó trách nhiệm bồi thường nếu xảy ra tai biến sau khi sử dụng vắc-xin bắt buộc, bất kể nguyên nhân do chất lượng vắc-xin hay sai sót trong thực hành tiêm chủng, được dư luận đặc biệt quan tâm.

Cần có bảo hiểm tiêm chủng

Phân tích rõ thêm về dự thảo này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết với những trường hợp tai biến vắc xin do chất lượng vắc-xin hoặc nhân viên y tế thực hiện không đúng các quy trình tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, sau đó truy thu của những cá nhân, tổ chức sai phạm. Vấn đề này cũng đã được quy định trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ ngày 1-7-2008.

Cũng theo ông Phu, không phải ngẫu nhiên ban soạn thảo nghị định đưa ra mức bồi thường cao nhất là gấp 30 lần mức lương cơ sở. Vấn đề bồi thường và mức bồi thường đã được quy định tại Bộ Luật Dân sự và các quy định về bồi thường thiệt hại. Theo quy định, trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần nhưng tối đa không quá 30 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Chia sẻ quan điểm về bồi thường tai biến liên quan đến tiêm chủng, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cũng cho rằng vấn đề này hoàn toàn đúng và việc bồi thường nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân. Tuy vậy, khi xảy ra tai biến, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm để tiến hành bồi thường.

“Thực tế, những trường hợp tai biến tiêm chủng là không ai mong muốn và nguyên nhân tai biến sau đó được xác định cũng không liên quan đến chất lượng vắc-xin và quy trình tiêm chủng nhưng ở một số nơi, sau một số vụ việc, nhân viên y tế vẫn phải bỏ tiền túi để hỗ trợ và chia sẻ với gia đình có con bị tai biến liên quan đến tiêm chủng. Chính vì thế, ngoài vấn đề bồi thường nhà nước, bảo hiểm tiêm chủng cũng cần được đặt ra để giảm áp lực cho nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia tiêm chủng. Bảo hiểm sẽ tham gia với tư cách là một cơ quan độc lập để điều tra và chi trả các chi phí liên quan đến bồi thường tiêm chủng” - ông Cảm nói. Tuy nhiên, ông Cảm cũng cho rằng vấn đề bồi thường tai biến tiêm chủng rất “nhạy cảm”, cần bàn bạc kỹ lưỡng để có những hướng dẫn cụ thể hơn khi thực hiện.

 

Tiêm chủng cho trẻ tại Hà NộiẢnh: Ngọc Dung
Tiêm chủng cho trẻ tại Hà NộiẢnh: Ngọc Dung

 

Cách tính chưa phù hợp

Trong khi đó, luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng việc lấy ngân sách để thực hiện việc bồi thường là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật nhưng nếu chỉ quy định chung chung thì dễ gây hiểu lầm cũng như việc trốn tránh trách nhiệm của y - bác sĩ khi tiêm chủng. Cần quy định việc bồi thường theo đúng tinh thần và quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Theo luật sư Luận, dự thảo quy định: “Trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng do sai sót trong thực hành tiêm chủng hoặc vắc-xin” là đã có sự phân định trường hợp bồi thường do con người hoặc vắc-xin gây ra. Nếu hoàn toàn do lỗi của con người thì người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (nhà nước ứng chi trả trước từ ngân sách, cá nhân vi phạm có trách nhiệm bồi hoàn), còn do vắc-xin thì chi trả từ ngân sách là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề là khi xác định lỗi, cơ quan chức năng đừng đổ thừa “hoàn toàn do vắc-xin”.

Luật sư Luận cho biết thiệt hại nếu có xảy ra trong trường hợp này được xác định là ngoài hợp đồng, quy định trong Bộ Luật Dân sự. Cách tính bồi thường thiệt hại (bằng 30 lần mức lương cơ sở nếu bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên) do Bộ Y tế dự thảo trong nghị định là chưa phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn thi hành khác.

“Mặc dù nghị định chưa quy định rõ cơ quan nào đứng ra làm trọng tài trong trường hợp có tai biến nhưng theo quy định của pháp luật, khi xảy ra biến cố, tai nạn trong lĩnh vực y tế thì do hội đồng y khoa theo từng cấp quản lý thực hiện (bệnh viện, sở y tế, Bộ Y tế). Do đó, lo ngại tình trạng thiếu khách quan khi Bộ Y tế “vừa đá bóng vừa thổi còi” là có cơ sở. Nên chăng nghị định quy định hẳn cơ quan giám định độc lập không thuộc sự quản lý của Bộ Y tế là cơ quan giám định, thẩm định vụ việc” - luật sư Luận kiến nghị.

 

Phải xác định lỗi

Theo luật sư Trịnh Thanh (Trưởng Văn phòng Luật sư Người nghèo), khi sự cố xảy ra, trước hết phải xác định lỗi, bởi tai biến có nhiều nguyên nhân: do chính cơ địa bệnh nhân, thuốc hoặc y - bác sĩ. Điều này cũng cần làm rõ trong thông tư hướng dẫn.

Trường hợp xác định lỗi của ngành mới xem xét đến vấn đề bồi thường (đối với lỗi vô ý, còn lỗi cố ý sẽ xử lý hình sự). Khi đó, bệnh viện sẽ thành lập hội đồng y khoa để xem xét đúng sai. Kết quả này sẽ mang tính chất tham khảo, nếu không đồng ý với kết quả thì có thể kiện ra tòa để trưng cầu giám định. Kết quả trưng cầu giám định của đơn vị được trưng cầu mới có giá trị về mặt tố tụng.

V.Thư

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo