xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tù mù nguyên nhân cháy xe

THANH PHƯỢNG

Theo nghiên cứu của nhiều bộ liên quan, không có vụ cháy xe nào do chất lượng xăng, trong khi nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM lại cho rằng do xăng dỏm

Ngày 16-5, dư luận lại nhiều chiều trước thông tin một nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa kết luận nguyên nhân cháy xe thời gian qua có thể là do xăng dỏm. Trước đó không lâu, ngày 26-4, khi công bố kết luận nguyên nhân gây cháy xe, liên bộ Công an, Khoa học - Công nghệ (KH-CN), Công Thương và GTVT lại cho biết không có vụ cháy, nổ nào do chất lượng xăng, dầu!

Bất nhất

Tại buổi công bố kết luận nguyên nhân cháy xe của liên bộ nêu trên, Thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an, cho biết trong số 209 vụ cháy xe được ghi nhận, khoảng 30% do chập điện, trên 15% do sự cố kỹ thuật, gần 10% do sơ suất, 5% vì tai nạn giao thông và trên 4% do đốt. Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH-CN, các kết quả thử nghiệm 56 mẫu liên quan tới xe cháy cho thấy chưa có bằng chứng xăng, dầu là nguyên nhân trực tiếp gây cháy nổ xe.
img
Một ô tô bỗng dưng bốc cháy vào chiều tối 15-4 gần giao lộ Võ Văn Kiệt - Hồ Học Lãm, quận Bình Tân – TPHCM. Ảnh: XUÂN DANH

Thế nhưng, theo thông tin từ nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM mới đây, việc sử dụng nhiên liệu dỏm như xăng pha methanol, ethanol chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật là tác nhân dẫn đến rò rỉ xăng do hệ thống ống dẫn bị phá hủy hoặc do áp suất hơi cao, do người sử dụng bất cẩn làm rò rỉ. Nguồn xăng rò rỉ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ độ nóng sinh ra từ hoạt động của xe, ma sát của hệ thống hãm, tia lửa điện phát ra do chập mạch… là những yếu tố tạo nên khả năng cháy xe.

Điều ngạc nhiên là trước đó, ngày 14-1, cũng nhóm nghiên cứu này đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cháy nổ của methanol hay nhiên liệu xăng pha nhiều methanol là không thể xảy ra. Nhóm đã nung nóng một chén kim loại 100-500°C, sau đó cho từng giọt các mẫu xăng A92 có hàm lượng methanol, acetol thay đổi từ 10% đến 30% vào nhưng đều không bốc cháy.

Chưa rõ ràng, cụ thể

Theo nghiên cứu của liên bộ Công an, KH-CN, Công Thương và GTVT, xăng và hỗn hợp nhiên liệu có pha thêm các alcohol (methanol, ethanol) với nồng độ dưới 30% không thể tự bốc cháy, không gây ra cháy xe, trừ trường hợp đặc biệt có sự rò rỉ và tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng hơn 490°C. Xăng và hỗn hợp nhiên liệu xăng có pha ethanol, methanol nhỏ hơn 30% chỉ bốc cháy trên động cơ, gây ra cháy xe khi bị rò rỉ và đồng thời có tia lửa điện tại thời điểm đó.

Như vậy, kết quả công bố mới đây của nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM không khác gì giả thiết đã được nhóm nghiên cứu của liên bộ đưa ra trước đó. Kết quả nghiên cứu của nhóm Trường ĐH Bách khoa TPHCM không chứng minh được với các xe đã cháy, nguồn xăng rò rỉ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ độ nóng (bao nhiêu độ, tại sao nóng đến mức này) sinh ra từ các nguồn hoạt động của xe thì mới có thể gây cháy…

Trao đổi với phóng viên ngày 16-5, ông Trần Văn Vinh cho biết nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, theo như những gì đã công bố, vẫn chưa chỉ rõ cháy xe là do xăng dỏm mà vẫn chỉ như các giả thiết trước đây. Điều này càng gây bối rối cho người dân.

Động cơ khó nóng trên 490°C

Theo ông Trương Quang Đô, giảng viên Khoa Cơ khí động lực Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng – TPHCM, nhiệt độ của động cơ xe máy, ô tô có thể trên 490°C. Dù xăng thường hay dỏm, nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt này đều có thể gây cháy. Tuy nhiên, xe máy, ô tô đều có bộ phận làm mát nên nhiệt độ thường không thể vượt quá ngưỡng này, trừ khi bộ phận làm mát bị hỏng hay không hoạt động.

TS Huỳnh Phước Sơn, giảng viên Khoa Cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng xăng tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ lớn hay tia lửa điện gây cháy là điều hiển nhiên. Song, nhiều trường hợp xăng rò rỉ ra hệ thống động cơ đang nóng nhưng vẫn không gây cháy vì nó bốc hơi nhanh. Theo ông Sơn, có thể trong một số trường hợp, xăng bắn ra liên tục và mạnh vào nguồn nhiệt độ đủ lớn (hoặc tia lửa điện), tạo ra hiện tượng bốc hơi lớn nên có thể gây cháy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo