xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn nhẹ tay với CBCC sai phạm

THẾ DŨNG - THẾ KHA

Đối với các quyết định hành chính của Nhà nước sai thì trước hết phải dùng tiền ngân sách đền bù cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, sau đó xem xét trách nhiệm để người ra quyết định phải bồi hoàn

Thời gian qua đã có nhiều vụ cơ quan chính quyền ra quyết định sai hoặc lãnh đạo đơn vị có sai phạm, sau đó cơ quan chức năng kết luận và yêu cầu khắc phục, bồi thường. Ngoài phần ngân sách bỏ ra để khắc phục cũng khiến dư luận chưa hài lòng, còn có phần trách nhiệm bồi hoàn của cán bộ ra quyết định sai, làm sai.
Trong thực tế, cách xử lý liệu đã ổn thỏa về pháp lý và quyền lợi các bên? Ông Nguyễn Sĩ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng về những quyết định hành chính sai dẫn đến người dân khiếu nại và chính quyền, cơ quan Nhà nước phải dùng tiền ngân sách để bồi thường, có khi lên đến hàng chục tỉ đồng thì việc bắt buộc cán bộ, công chức (CBCC) ra quyết định sai phải bồi hoàn số tiền ngân sách đã ứng ra là rất khó thực hiện.
img
Ông Đỗ Minh Trí (người đội mũ bảo hiểm - đứng giữa) cùng gia đình đang đứng
trên phần đất đã bị cưỡng chế ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Ảnh: TỬ TRỰC

Cán bộ lấy tiền đâu mà nộp?

Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 1-1-2010), đối với các quyết định hành chính của Nhà nước sai phải đền bù thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp… thì trước hết phải dùng tiền ngân sách đền bù cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, sau đó một hội đồng sẽ xem xét trách nhiệm để người ra quyết định phải bồi hoàn. “Có điều cho đến nay, quy định này gần như chưa thực hiện được nhiều” - ông Cương nhận định.

Ông Cương cho biết Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định việc bồi hoàn nhưng nếu vụ việc tới trên 46 tỉ đồng như vụ cưỡng chế mới đây ở huyện Sơn Tịnh - Quảng Ngãi mà trong trường hợp cơ quan chức năng phân xử dân đúng thì người chịu trách nhiệm (chủ tịch UBND huyện) dù có bán nhà cũng chẳng đủ tiền để bồi hoàn. 

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1-1-2010 nhưng dường như vẫn chưa đi vào cuộc sống. “Báo chí đưa tin về khá nhiều vụ ban hành quyết định sai, gây thiệt hại cho công dân, doanh nghiệp nhưng số cán bộ, lãnh đạo bị kiểm điểm, cách chức và phải bồi hoàn tiền cho ngân sách Nhà nước gần như vắng bóng, không thấy nêu tên.
Như thế là không ổn về nhiều mặt” - ông Hậu đánh giá. Ông Hậu cho rằng đến nay, thực tế những quy định dường như mới chỉ đến đoạn bồi thường cho người dân; còn việc xử lý trách nhiệm, khoản tiền thu hồi từ người thi hành công vụ gần như chưa rõ ràng, công khai” - ông Hậu nói.

Phải đồng bộ nhiều giải pháp

Cũng theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được phát triển từ Nghị định 47/CP năm 1997 về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra nhưng trên thực tế khi có nghị định này rất ít trường hợp được thực hiện. “Còn đến lúc có luật thì cũng quy định không triệt để, thiếu thực tế và khó thực hiện” - ông Cương nhìn nhận.
Tuy nhiên, theo ông Cương, việc ra các quyết định hành chính sai có nhiều nguyên nhân như quy định pháp luật, chính sách sai, không phù hợp thực tiễn hay do việc vận dụng, thực thi sai các quy định; có trường hợp thì do CBCC nhận thức không đầy đủ, sai các quy định pháp luật dẫn đến việc ban hành quyết định sai.
Trong khi đó, cán bộ ở địa phương như các huyện, sở, ngành... không phải nơi nào cũng nắm chắc quy định pháp luật. Điển hình như vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), sau này buộc ông chủ tịch, phó chủ tịch huyện bồi hoàn tiền cho dân là không đơn giản.
“Điều này cho thấy để giải quyết tận gốc những sự cố “Nhà nước mất ngân sách mà thực chất là tiền đóng thuế của dân” từ những quyết định hành chính sai vì mắc đủ thứ từ quy định pháp luật nhiều điểm còn bất cập, năng lực, trình độ nên việc nhận thức, vận dụng pháp luật sai lệch là rất khó và cần có giải pháp tổng thể. Chưa kể, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng phải xem xét để sửa đổi”- ông Cương nói.

Người đứng đầu vẫn chưa bị kỷ luật

Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng mỗi năm Bộ Tư pháp thống kê được có hàng ngàn văn bản trái luật. Các văn bản này chắc chắn đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau đó văn bản bị “tuýt còi”, sửa chữa, thu hồi thì cũng chẳng ai tính tới bồi thường thiệt hại cho người dân.
Hơn nữa, đối với những vụ việc gây thiệt hại lớn thì đến nay người đứng đầu dường như vẫn chưa bị xem xét kỷ luật, cách chức... “Quan chức thực thi nhiệm vụ sai, Nhà nước phải bồi thường nhưng sau đó phải quy trách nhiệm cá nhân, thu hồi tiền về cho ngân sách. Đây là vấn đề cần phải làm quyết liệt” - ông Quốc Anh nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo