xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ “gạ tình” nữ sinh viên: Cảm thông hay lên án?

Huỳnh Thông (Bạn đọc)

(NLĐO) - Từ việc “cảm thông” cho thầy giáo bị tố gạ tình vì cho rằng ông có thể chỉ là nạn nhân của một cái bẫy “lả lơi”, liệu người ta sẽ cảm thông cho hành vi sai trái, sa ngã của những kẻ trộm cướp, ăn hối lộ?!

Mấy ngày qua, đọc hàng trăm ý kiến bạn đọc xoay quanh vụ C.T.D., nữ sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên, tố cáo việc bị thầy Trần Xuân Ninh, Trưởng Phòng Tài vụ - Kế toán kiêm giảng viên của trường, gạ tình mà tôi giật mình kinh ngạc.
 
Bởi lẽ, ngoài những ý kiến lên án hành động của ông Ninh là vô đạo đức, không xứng đáng làm thầy, làm ô nhục nền giáo dục thì có rất nhiều những ý kiến trái chiều, quay sang nghi ngờ D. “lả lơi”, gợi ý trước và tỏ ra “thông cảm” với thầy Ninh.
 
Không ít người cho rằng thầy Ninh cũng chỉ là một người bình thường và chỉ là nạn nhân của một cái bẫy, đồng thời biện minh cho việc đó bằng cái gọi là “bản năng đàn ông”.
 
img
Hơn 40 tin nhắn "gạ tình" từ số điện thoại của ông Ninh và lời đe dọa khi bị từ chối
 
Thầy giáo nào phải thầy tu!

Đó là nhận định của bạn đọc Trần Hoài Linh. Theo bạn đọc này, “đáng trách nhất vẫn là cô học trò. Các vị chỉ đọc được những thông tin bằng văn bản chứ có nhìn được ánh mắt, nụ cười và những cái 'liếc mắt' của nàng sinh viên này đâu? Nếu là tôi thì chắc cũng vậy thôi, sẽ “dính” cái bẫy này! Là đàn ông ai cũng vậy..., chỉ là không dám nói ra mà thôi! Nếu thầy giáo cố tình thì chắc không để có chút sơ hở nào, cô học trò làm sao qua mặt được. Và nếu chuyện này có xảy ra thì cũng chưa vi phạm luật pháp, có chăng chỉ dính một chút rất ít đến luật hôn nhân mà thôi. Thầy cô giáo cũng là người bình thường sống chung một xã hội như chúng ta, vậy tại sao chúng ta vi phạm luật hôn nhân thì không sao mà thầy giáo thì lên án thái quá vậy?".

Cùng với quan điểm này, bạn Thu Ngọc cho rằng “Gái trẻ thì đàn ông nào chẳng thích, Thầy Ninh chỉ là một nạn nhân của tình ái thôi. Đừng phê phán thầy mà hãy xem lại sinh viên này”.

Bạn Thu Lan nhận định: “Nếu là người đàng hoàng thì ngay từ những tin nhắn đầu cô D. có thể chủ động làm những việc để ông Ninh không có cơ hội nhắn tin dụ dỗ, tán tỉnh. Chắc chắn, cô D. cố tình ậm ừ kéo dài thời gian để lợi dụng ông Ninh trong việc hoàn thành luận văn. Chính vì thế, ông Ninh mới tấn công tiếp với những tin nhắn tiếp theo, nhưng khi cô D. cố tình lưu lại hơn 40 tin nhắn để rồi khi hoàn thành luận văn thì mới tố cáo thầy hướng dẫn của mình. Ai nói cô D. không có ý đồ và kế hoạch tận dụng ông Ninh trong vụ này thì có lẽ sự am hiểu cuộc sống của người ấy cũng có chút vấn đề”.

Thậm chí, với một vụ việc nghiêm trọng, gắn với uy tín của ngành giáo dục như vậy mà bạn Trương Ban Mê lại cho rằng đó là việc không đáng, cho qua thì hơn: “Biết rằng những tin nhắn gạ tình của ông Ninh là không đúng tư cách của một thầy giáo nhưng việc này cũng mới chỉ dừng lại ở đó mà thôi. Cô D. chưa có thiệt hại gì đáng kể. Cho nên chuyện này nên dừng lại ở đây là hơn. Bới thêm ra thì chỉ thêm "xấu chàng hổ thiếp" chứ được gì”.
 
Đọc những ý kiến đó, tôi tự hỏi những chuẩn mực đạo đức thông thường của xã hội đang ở đâu trong xã hội ngày nay nói chung và quan điểm của những người có ý kiến trái chiều (đã nêu) nói riêng.

Bất kỳ ai, khi đã có gia đình, việc ngoại tình chẳng những vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật.

Là một người đàn ông, nếu đã có vợ con thì phải chung thủy và có trách nhiệm với gia đình. Nếu không giữ được mình trước sự cám dỗ của dục vọng thì không đáng mặt đàn ông!

Vì vậy, nếu đặt ông Trần Xuân Ninh đứng ở vị trí một người bình thường, một người đàn ông mà nếu ông thật sự có những hành động như vậy đối với một cô gái mới 20 tuổi, là học trò của mình, đáng tuổi con mình, thì hoàn toàn đáng lên án.
 
Tư cách người thầy, đạo đức xã hội
 
Thật đáng ngại khi trong vụ "gạ tình” này, ông Ninh đóng vai trò một người thầy. Những tin nhắn ông gửi cho D. với hàm ý đe dọa, ép buộc D. phải “hiến thân” cũng xuất phát từ vị thế “thầy” của ông vì ông đang được giao nhiệm vụ hướng dẫn D. làm luận văn tốt nghiệp.
 
Nói về cái gọi là “bản năng đàn ông”, bạn Quang Vinh nhận định: “Thầy giáo không phải là thầy tu, tất nhiên, nhưng có một câu nói cần nhắc lại: "ái tình là thứ nước cần uống nhưng nước ấy phải trong sạch". Thầy giáo phải biết mình là ai. Tôi cũng là thầy giáo, cũng là đàn ông nhưng không thể thấy bất cứ cô gái nào gợi tình là lao vào, rồi biện luận "thế mới là đàn ông"... Tiên trách kỷ hậu trách nhân, thầy giáo là bề trên, cần phải "tu thân" trước, và biết nhận lỗi của mình”.

Và không chỉ “tu thân”, với một người thầy thì phẩm chất đạo đức phải đặt lên hàng đầu. Bạn Thanh Tùng viết: “Người thầy ngoài dạy chữ còn phải dạy đạo đức nữa. Cách dạy đạo đức hay nhất là giữ tư cách phẩm chất của mình. Nếu sinh viên có hành vi "gạ tình" thì phải nghiêm túc nhắc nhở, dạy dỗ chứ cớ làm sao mà lại nhắn tin qua lại nhiều lần. Sinh viên làm luận án là "cá nằm trên thớt", hơn nữa còn danh tiếng gia đình và bản thân, nên loại trừ việc sinh viên cài bẫy thầy rồi tố cáo. Vì làm như vậy sinh viên đâu có lợi gì”.

Trước những ý kiến có phần “thông cảm” cho ông Ninh, bạn đọc Tong cho rằng: “Tôi có cảm giác những người viết comment bênh vực ông N. là những người "đồng hội" hay là những người theo xu hướng xóa bỏ ranh giới đạo đức giữa thầy và trò. Chúng ta chưa biết trắng đen là cô D. có chủ ý hay không nhưng dù cho cô D. có chủ ý thì ông Ninh vẫn là người có lỗi vì ông Ninh là người thầy, là người lớn đã chín chắn và cũng là người có trình độ cao hơn, hiểu biết nhiều hơn. Lẽ ra trong hoàn cảnh đó ông Ninh phải khuyên bảo, không để bị lôi cuốn đi xa hơn thì mới đáng mặt người "thầy", đằng này ông lại, không những chạy theo mà còn mở đường, thúc giục thêm vào với ý đồ lợi dụng thì làm sao chúng ta và sinh viên có thể gọi đó là người thầy”.
 
Vụ việc này vẫn còn đang trong quá trình làm rõ nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì nội dung tin nhắn trong điện thoại của ông Ninh đã hé lộ một phần của cái xấu. Và đáng báo động hơn khi cái xấu đó đang được không ít người mang cái lý thuyết bản năng ra để biện minh, được chia sẻ bằng ánh mắt cảm thông.
 
Rồi liệu có một lúc nào đó, người ta lại “cảm thông” cho bọn trộm cắp, cướp của vì chúng không cưỡng lại được sức cám dỗ của tài sản người khác; “cảm thông” cho hành vi nhận hối lộ của quan chức vì rằng họ chỉ là nạn nhân của những người chuyên đi cửa sau…?!

Biện minh cho cái xấu, nhìn cái xấu bằng đôi mắt hời hợt thì việc đi đến hợp thức hóa cái xấu, chấp nhận cái xấu là điều không xa.

Con người khác con vật ở chỗ có lý trí. Lý trí sẽ điều khiển bản năng để con người xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự, có đạo đức truyền thống. Nhưng có vẻ như cuộc sống bây giờ người ta quá đề cao bản năng mà quên đi rằng mình là con người, là động vật bậc cao.

Qua vụ việc này, tôi hy vọng những ý kiến trái chiều bên dưới những tin tức liên quan đến vụ “gạ tình” đáng xấu hổ này chỉ là cá biệt. Vì nếu những quan điểm đó trở thành chính thống trong xã hội thì thật là chua chát cho hai chữ “người thầy” và không biết xã hội sẽ đi về đâu!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo