xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ “Giáo viên ngồi chơi xơi ngân sách”: Lãng phí hàng chục tỉ đồng mỗi năm

Bài và ảnh: Tân Tiến

Kê khống lớp học, giãn lớp, phân chia sĩ số học sinh thấp đã làm tăng số lớp học dẫn đến tăng biên chế không cần thiết, gây lãng phí ngân sách ở tỉnh Bình Phước

Thực hiện Công văn số 2015/UBND-NC ngày 15-7 của UBND tỉnh Bình Phước về việc “chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT)”, mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước đã có công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị dự kiến quy định số học sinh tối thiểu/lớp, số học sinh tối đa/lớp của từng cấp học trên địa bàn quản lý sao cho phù hợp với từng vùng, điều kiện cơ sở vật chất hiện có; báo cáo kết quả phê duyệt biên chế lớp học và số lượng người làm việc năm học 2014-2015 của các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT công lập trực thuộc. Văn bản gửi về Sở GD-ĐT trước ngày 30-7 để báo cáo UBND tỉnh.

Đã sai còn chống chế

Sau khi Báo Người Lao Động ngày 18-6 có bài “Giáo viên ngồi chơi… xơi ngân sách”, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, có công văn phản hồi và trả lời trên Báo Bình Phước rằng: Từ tháng 9-2012 đến nay, ngành GD-ĐT tỉnh không tổ chức tuyển dụng nên không có chuyện “hằng năm, ngành giáo dục tỉnh Bình Phước ồ ạt tuyển giáo viên vào biên chế”. Cũng theo ông Hùng, “đoàn kiểm tra của UBND tỉnh Bình Phước kiểm tra 47 đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT quản lý... chỉ dư 26 biên chế tại Trường Phổ thông cấp 2-3 Đồng Tiến. Nguyên nhân do trường có 40 lớp nay giảm số học sinh chỉ còn 30 lớp nên dư 26 biên chế”.

Biểu phân tích của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước khẳng định chỉ với 10 trường trong danh sách, Sở GD-ĐT tỉnh đã lãng phí 187 biên chế và 68 lớp học
Biểu phân tích của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước khẳng định chỉ với 10 trường trong danh sách, Sở GD-ĐT tỉnh đã lãng phí 187 biên chế và 68 lớp học

Trong khi đó, ngày 12-3-2012, tại bản kết luận số 513/KL - SGDĐT về việc “Kết luận thanh tra toàn diện Trường Phổ thông cấp 2-3 Đồng Tiến” do chính ông Hùng ký không nói đến số lượng học sinh giảm, ngược lại còn nêu ưu điểm của trường này là “tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm dần theo các năm học”. Số lượng học sinh không giảm nhưng kết luận tại thời điểm đó của sở này lại thừa nhận: “So với định biên, trường thừa 23 giáo viên” và bây giờ cho rằng thừa 26 biên chế.

Kê khống lớp học

Trước đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ Bình Phước thành lập đoàn kiểm tra về tình trạng ồ ạt tuyển giáo viên của ngành giáo dục tỉnh này. Sau khi kiểm tra, Sở Nội vụ có báo cáo số 66 chỉ rõ: Tại thời điểm kiểm tra, Sở GD-ĐT tỉnh chỉ mới tổng hợp được tình hình biên chế khối THPT và các trường thuộc sở quản lý mà chưa tổng hợp được tình hình biên chế toàn ngành GD-ĐT của tỉnh theo yêu cầu của đoàn kiểm tra nên công tác kiểm tra gặp khó khăn. Trong quản lý biên chế, Sở GD-ĐT chưa thống kê, cập nhật đầy đủ, đúng thực trạng tình hình biến động về số lớp học nên xác định chưa chính xác nhu cầu biên chế thực tế đầu năm học 2013-2014. Cụ thể, Sở GD-ĐT báo cáo Trường THPT thị xã Bình Long có 40 lớp nhưng kiểm tra chỉ có 38 lớp; Trường Phổ thông cấp 2-3 Đồng Tiến báo cáo có 36 lớp, thực tế chỉ có 30 lớp; Trường THPT Trần Phú được báo cáo 19 lớp, kiểm tra chỉ có 18 lớp...

Chỉ qua kiểm tra 5/47 trường do Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước trực tiếp quản lý đã phát hiện các địa phương “kê khống” đến... 15 lớp học và khoảng 33 biên chế.

Cũng theo báo cáo của Sở Nội vụ, nhiều trường đã “linh động” chia nhỏ sĩ số học sinh cho mỗi lớp nên làm tăng số lớp học dẫn đến tăng biên chế không cần thiết, gây lãng phí khá lớn cho ngân sách. “Chỉ với 10 trường do bố trí từ 23-30 học sinh/lớp nên phải cần đến 810 biên chế để dạy 291 lớp. Nếu bố trí trung bình 35 học sinh/lớp thì 10 trường chỉ cần 623 biên chế để dạy 223 lớp. Điều này có nghĩa nếu bố trí học sinh/lớp đúng quy định của ngành thì tiết kiệm được 187 biên chế và 68 lớp học”. Với số giáo viên thừa như trên, ngân sách bị lãng phí hằng năm của tỉnh Bình Phước đã lên đến gần 13 tỉ đồng. Đó là chưa kể với 68 lớp học thừa, ngân sách bị lãng phí thêm hàng chục tỉ đồng.

Học sinh giảm, giáo viên tăng

Theo số liệu đăng trên trang web của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, vào tháng 9-2009, cấp học THPT có 27.351 học sinh, với 740 lớp và 1.697 giáo viên. Thế nhưng vào tháng 9-2013 (năm học 2013-2014), cấp THPT có 26.770 học sinh (giảm 581 học sinh), với 799 lớp (tăng 59 lớp) và 1.931 giáo viên (tăng 234 giáo viên).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo