xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ sập cầu bộ hành Suối Tiên: Cần có địa chỉ trách nhiệm!

Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

(NLĐO) - Luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng đối với kết quả điều tra ban đầu về vụ sập cầu vượt Suối Tiên thì không thể vội vã quy kết trách nhiệm hình sự cho bất ký tổ chức, cá nhân liên quan nào.

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP HCM về sự cố sập cầu bộ hành Suối Tiên. 

Sự cố xảy ra tại cầu bộ hành số 1. Một dầm rơi xuống nằm vắt ngang trên thùng container và một đầu nằm trên mố cầu.

Tại báo cáo, Sở GTVT TP HCM cho biết theo thiết kế, tĩnh không cầu đi bộ Suối Tiên từ mặt đường đến đáy dầm là 4,75 m. Tuy nhiên, sau sự cố, các đơn vị nghiệp vụ đo đạc kiểm tra thực tế cho thấy khoảng cách từ mặt đường đến đáy dầm không đạt 4,75 m.

Kết quả đo đạc ban đầu cho thấy tại vị trí cầu vượt đi bộ có chiều cao từ 4,42-4,58 m. 

Theo kết quả xác minh ban đầu, nguyên nhân chính là do thiết kế tĩnh không không bảo đảm khoảng cách so với mặt đường, nghĩa là bị thấp hơn thiết kế. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết luận chính thức. 

Vụ sập cầu bộ hành Suối Tiên: Cần có địa chỉ trách nhiệm! - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn

Liên quan đến vấn đề xử lý trách nhiệm, Báo Người Lao Động trích đăng ý kiến của luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP HCM:

Việc đầu tư, thiết kế, thi công công trình xây dựng đối với cầu bộ hành thuộc Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội có sự tham gia của rất nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Do vậy, trước khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng thì không dễ dàng để xác định trách nhiệm trong vụ việc này sẽ thuộc về ai. Cụ thể là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án (Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM), trách nhiệm của đơn vị thiết kế (Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam), trách nhiệm của đơn vị thi công (Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc) hay trách nhiệm thuộc về chủ tài xế container khi điều khiển phương tiện không đảm bảo quy chuẩn? 

Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, tôi xin được đưa ra một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố sập dầm cầu nêu trên và chế tài chính phải chịu là gì?

Ngoại trừ trường hợp do tác động bởi các yếu tố khách quan dẫn đến tĩnh không cầu bộ hành được thiết kế, thi công không phù hợp với quy chuẩn dẫn đến bị sập (như các yếu tố môi trường như gió, nhiệt độ, không khí,..) thì tùy vào sai sót ở giai đoạn nào mà trách nhiệm của từng đơn vị liên quan sẽ được đặt ra. 

Cụ thể, căn cứ theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì tùy vào sai phạm của đơn vị phụ trách chính ở từng khâu mà trách nhiệm sẽ được đặt ra cho tổ chức, cá nhân trong từng khâu đó. Theo đó, nếu lỗi do khâu thiết kế thì đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm, lỗi do khâu thi công thì đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm (điều 16), lỗi do việc nghiệm thu thì đơn vị nghiệm thu chịu trách nhiệm (Điều 17). Chế tài chính phải chịu là phạt tiền.

Thứ hai, liệu có thể khởi tố hình sự đối với vụ việc trên hay không?

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, các hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng, khảo sát, giám sát, thi công công trình xây dựng…, được quy định tại điều 224 (tôi "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng") và điều 298 (tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng") của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (gọi tắc là BLHS).

Đánh giá trong vụ việc này, có thể thấy rằng đối với điều 224, BLHS, thông qua kết quả điều tra sơ bộ, sự việc trên không bao gồm các hành vi được quy định tại điều này. Đối với điều 298 BLHS, rất có thể trong vụ sập cầu trên đã có xảy ra hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát… Tuy nhiên, để có thể khởi tố hình sự đối với các hành vi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

Thứ nhất, người nào trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm về quy định xây dựng sẽ là chủ thể của tội phạm quy định tại điều 224. Trong sự việc sập dầm cầu đi bộ, chúng ta mới nhìn thấy yếu tố chiều cao của cầu này thấp hơn so với thiết kế. Nhưng thấp hơn vì lý do nào, khách quan hay chủ quan, ở giai đoạn khảo sát, thi công hay giám sát thì vẫn chưa có kết quả điều tra cuối cùng. Do vậy, việc khoanh vùng trách nhiệm liên quan đến chủ đầu tư, người thiết kế hay người thi công không đủ căn cứ để truy trách nhiệm về cụ thể một cá nhân nào.

Thứ hai, tội phạm quy định tại điều 224 là tội phạm có cấu thành vật chất. Tức là việc có phải chịu trách nhiệm về tội này hay không còn phụ thuộc vào điều kiện được quy định tại điều luật này, hậu quả là điều kiện bắt buộc phải xảy ra. 

Tại điều 224, hậu quả bao gồm hậu quả về tính mạng, sức khỏe người khác hoặc hậu quả về tài sản. Đối với vụ dầm cầu vượt Suối Tiên sập không gây hậu quả đáng tiếc về người nên cần xét hậu quả về tài sản. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định xây dựng khi mức thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên (theo điểm d khoản 1, điều 298 BLHS). Tuy nhiên, hiện nay chưa có con số nào chính xác đối với thiệt hại do vụ tai nạn gây ra.

Như vậy, đối với kết quả điều tra ban đầu như chúng ta đã được biết thì không thể vội vã quy kết trách nhiệm hình sự cho bất ký tổ chức, cá nhân liên quan nào. Việc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào kết quả điều tra cuối cùng, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nói trên thì có thể truy tố trước pháp luật theo điều 298, BLHS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo