xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe không chính chủ: Người phạt, kẻ chưa!

THẾ KHA

Cùng một quy định nhưng chưa kể việc có ý kiến khác biệt với Bộ GTVT, trong Bộ Công an cũng còn nhiều cách hiểu, hướng dẫn thực hiện khác nhau

Hôm qua, 27-3, Bộ Công an đã thông tin rõ hơn về việc xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện từ ngày 15-4. Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, bộ này chưa bao giờ nói rằng chỉ người có tên trong giấy đăng ký mới được điều khiển phương tiện đó.

CSGT không được hỏi về “chính chủ”

Trung tướng Ngọ khẳng định nếu người điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy tờ, CSGT không được quyền hỏi về việc xe chính chủ hay không. Việc xử phạt chỉ thực hiện khi phương tiện bị tạm giữ, vi phạm hình sự.

Theo Bộ Công an, quy định bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu phương tiện nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của các bên khi mua bán, trao tặng, tránh những tranh chấp dân sự. Nghị định xử phạt hiện hành quy định trách nhiệm của 2 chủ thể: người điều khiển và người chủ sở hữu phương tiện. Khi xảy ra tai nạn hay vi phạm, tội phạm, công an sẽ phải làm rõ chủ thể.
 
img
Từ ngày 15-4, người vi phạm Luật Giao thông bị tạm giữ phương tiện sẽ bị phạt luôn lỗi
 “không chính chủ”. Ảnh: TẤN THẠNH

Bộ Công an đang triển khai áp dụng công nghệ để xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh (phạt nguội). Vì vậy, khi phải làm rõ ai là chủ phương tiện để xử lý trách nhiệm sẽ khó khăn, phức tạp cho cả hai bên và cơ quan chức năng. Bộ Luật Dân sự cũng quy định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải được đăng ký, quản lý.

Ông Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, thừa nhận xe không sang tên, đổi chủ nhiều là do “lịch sử để lại”. Thông tư 12 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2010 về đăng ký xe, có hiệu lực từ ngày 15-4) chỉ hướng tới mục đích đơn giản hóa các thủ tục nhằm giúp người sử dụng có vướng mắc về giấy tờ, chứng từ mua bán được “chính chủ” phương tiện.

Theo ông Quân, Thông tư 11 (hướng dẫn xử phạt một số lỗi vi phạm giao thông trong Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012, cũng có hiệu lực từ ngày 15-4) không nhắm tới việc xử phạt xe thuộc diện đã được mua bán lòng vòng qua nhiều đời chủ trong Thông tư 12; chỉ xử phạt trường hợp mới mua bán nhưng quá 30 ngày không làm thủ tục. Vụ Pháp chế đã đề nghị Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an) nên có văn bản hướng dẫn CSGT các địa phương tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục mà không bị xử phạt.

Tháo gỡ nửa vời

Trong khi đó, trả lời Báo Người Lao Động về việc từ ngày 15-4, nếu người dân chủ động đưa xe đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện thì có bị xử phạt, một lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67 - Tổng cục 7) cho biết khi đó sẽ xem xét. Nếu xe đã mua bán quá 30 ngày mà chưa làm thủ tục thì đương nhiên bị xử phạt! Theo ông, quy định trong Thông tư 12 chỉ giúp đỡ, tháo gỡ cho người dân về mặt thủ tục hành chính, không miễn xử phạt bất cứ đối tượng nào.

Trong báo cáo đề xuất sửa Thông tư 36/2010, C67 nhận định số lượng xe không được làm thủ tục sang tên đổi chủ nhiều như hiện nay xuất phát từ chính sách bất cập trong quá khứ. Hơn nữa, thủ tục rườm rà, lệ phí lại cao cũng khiến người dân ngán sang tên, đổi chủ phương tiện dù quy định đã có từ rất lâu.

Khi Chính phủ yêu cầu các bộ hợp sức tháo gỡ, không làm khó người dân thì Bộ Công an đã ban hành Thông tư 12. Nhiều người dân khấp khởi vì chỉ còn chờ Bộ Tài chính ban hành quy định giảm phí sang tên, đổi biển số nữa là họ sẽ chủ động đưa xe đi làm thủ tục đổi chủ.

Tuy nhiên, theo cán bộ C67 nêu trên, người dân hầu như không có “cửa” nào để đi đăng ký chính chủ phương tiện mà không bị xử phạt. Dù chủ động làm thủ tục đăng ký hay bị giữ phương tiện vì vi phạm giao thông, gặp tai nạn thì từ ngày 15-4 đến 30-6, người sử dụng xe không chính chủ vẫn thường trực nỗi lo bị phạt 6-10 triệu đồng đối với ô tô và 800.000 - 1,2 triệu đồng với xe máy.
 

Chính phủ sẽ xem xét, quyết định?

Mới đây, Bộ GTVT lại rút bỏ nội dung xử phạt vi phạm lỗi không sang tên, đổi chủ phương tiện ra khỏi dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 71 và Nghị định 34. Tuy nhiên, Bộ Công an vẫn đề nghị giữ nguyên quy định này.

Ông Trần Thế Quân cho rằng việc này được thực hiện theo đúng Luật Giao thông đường bộ. Trường hợp Bộ GTVT và Bộ Công an vẫn không thống nhất được về việc đưa nội dung xử phạt vào dự thảo nghị định mới (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7) thì quy định này sẽ đưa vào mục “còn nhiều ý kiến khác nhau”, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo