xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Xẻ thịt” rừng làm rẫy

Bài và ảnh: HOÀI NHƠN

Tình trạng rừng bị tàn phá làm nương rẫy dù xảy ra với tốc độ chóng mặt nhưng chính quyền địa phương vẫn phản ứng một cách yếu ớt và có chiều hướng buông xuôi

Rừng ở huyện Đăk Glei - Kon Tum bị triệt hạ hàng loạt để làm rẫy. Riêng ở xã Đăk Môn, năm 2012, cơ quan chức năng phát hiện 51 trường hợp phá hơn 5 ha rừng; năm 2011 xảy ra 58 vụ với hơn 8,3 ha rừng bị phá làm nương rẫy. Trung bình, mỗi năm huyện Đăk Glei mất khoảng 50 ha rừng  nhưng các ban, ngành chức năng vẫn thờ ơ và hầu như bất lực, không có giải pháp cụ thể nào để giải quyết vấn nạn này.

Kiểm lâm chỉ ngó rồi bỏ đi

Theo Hạt Kiểm lâm Đăk Glei, rừng mất chủ yếu là do người dân phá để làm nương rẫy. Khi giá nông sản ngày càng cao, tình trạng phá rừng làm rẫy ngày càng tăng, đến mức cơ quan chức năng không còn kiểm soát nổi. Những địa bàn có diện tích rừng bị phá nhiều nhất phải kể đến là xã Đăk Nhoong, xã Đăk Môn... Đặc biệt, thị trấn Đăk Gkei còn hơn 7.000 ha rừng, dù rất gần trụ sở nhiều cơ quan công quyền nhưng vẫn bị “xẻ thịt” không thương tiếc từng ngày.

Điều đáng nói là con số thống kê của cơ quan chức năng và thực trạng rừng bị tàn phá lại có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn ở Đăk Môn, trong 51 vụ xảy ra năm 2012 mà UBND xã phát hiện và lập biên bản xử lý, tất cả chỉ hơn 5 ha rừng nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ 2 trường hợp đã hơn diện tích đó. Nhiều khoảnh rừng bị phá có chiều dài lẫn chiều rộng cỡ vài trăm mét.

img

Những khoảnh rừng nguyên sinh bị phá rụi để làm nương rẫy

Một hộ dân ở Đăk Môn cho biết khi họ đốn cây, đốt rẫy xong đâu vào đó mới thấy nhân viên kiểm lâm có mặt nhưng chỉ ngó xem rồi bỏ đi. Hôm chúng tôi đến, bà con đang tiến hành trỉa lúa. Gần 10 người trỉa cả ngày mà chưa hết một nửa diện tích đám rẫy. Điều này cho thấy diện tích rừng bị phá lớn đến mức nào. Vậy mà theo hồ sơ xử lý vi phạm do xã Đăk Môn cung cấp, những hộ như A Ngó, A Thang, A Or, A Biên… ở thôn Đăk Tum chỉ phá có 1.000 m2 rừng/hộ!

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết có một thực tế là do ngại trách nhiệm, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã xé lẻ, cào bằng diện tích vi phạm để dễ xử lý. Cũng có trường hợp đến vài trăm người trong làng cùng kéo nhau đi phá rừng, chỉ từ 4 đến 8 giờ sáng là đã san bằng cả chục hecta như đã từng xảy ra ở xã Đăk Nhoong khiến cơ quan chức năng đành bó tay!

Buông xuôi

Trước tình hình rừng bị tàn phá làm nương rẫy với tốc độ chóng mặt, chính quyền địa phương vẫn phản ứng một cách yếu ớt và có chiều hướng buông xuôi. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng diện tích rừng của huyện Đăk Glei quá lớn, gần 110.000 ha, nên có mất mỗi năm vài chục hecta thì cũng chẳng nhằm nhò gì!

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hải Lâm, Chủ tịch UBND xã Đăk Môn, thừa nhận tình trạng phá rừng ở địa phương là không thể kiểm soát được.  Việc xử phạt hành chính cũng chỉ “làm cho có” vì không ít lần, người dân mang sổ hộ nghèo đến nộp phạt, hoặc cười trừ cho qua chuyện. “Chúng tôi cũng không thể tiến hành cưỡng chế vì tài sản của bà con chẳng có gì. Điều này khiến người dân ngày càng nhờn pháp luật và rừng bị phá ngày càng nhiều là không thể tránh khỏi” - ông Lâm băn khoăn.

Trong khi đó, ông Trần Tân Văn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đăk Glei, đổ lỗi cho phong tục tập quán sản xuất du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương. Họ phá rừng làm rẫy vài mùa lại bỏ, rồi tiếp tục phá rừng làm rẫy mới. Một lý do được ông Văn nêu ra là lực lượng mỏng, phương tiện trang bị lạc hậu không thể đáp ứng yêu cầu, trong khi mỗi nhân viên kiểm lâm của Đăk Glei phải gánh khối lượng công việc gấp 4 lần so với quy định của ngành (mỗi người phải quản lý đến 4.000 ha rừng).

Với cách quản lý lỏng lẻo, “làm cho có” của chính quyền và cơ quan chức năng ở Đăk Glei, chuyện bất lực trước nạn phá rừng làm nương rẫy là điều dễ hiểu. Chừng nào huyện Đăk Glei còn chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế nạn phá rừng làm rẫy thì rừng vẫn ngày ngày chảy máu.

Phạt 10 tỉ, thu... 0 đồng!

Theo ông Trần Tân Văn, từ năm 2008 đến nay, Hạt Kiểm lâm Đăk Glei đã tham mưu cho UBND huyện ký quyết định xử phạt vi phạm lâm luật (cụ thể là người dân phá rừng làm nương rẫy) với số tiền lên đến 10 tỉ đồng. Thế nhưng, huyện Đăk Glei... chẳng thu được đồng nào!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo