xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xót xa những cái chết phi lý: Ôm đồm, khó hiệu quả

HUY LÂN - ĐẶNG TRINH - LAN ANH

Mảng tư vấn học đường bị bỏ ngỏ trong khi việc dạy kỹ năng sống cho học sinh còn quá nhiều bất cập dẫn đến nhiều sự cố học đường rất đáng tiếc

Bộ GD-ĐT và các trường đều ý thức được vai trò của công tác tư vấn học đường và đều có hướng dẫn các trường học tổ chức công tác tư vấn học đường. Tuy nhiên, việc này lại gặp khó khăn về nhân sự. 
 
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, cho biết đến thời điểm này, Bộ Nội vụ vẫn chưa duyệt biên chế chính thức cho giáo viên tư vấn học đường. Tất cả gần như phải kiêm nhiệm hoặc do giáo viên chủ nhiệm đảm trách. Hiệu quả của công tác này cũng lệ thuộc vào ý thức của ban giám hiệu nhà trường.

Một điển hình hiếm hoi

Phòng Tư vấn học đường Trường THPT Mạc Đĩnh Chi ở quận 6 có thể xem là một điển hình hiếm hoi tại TPHCM. Hoạt động từ năm 2005, phòng tư vấn này là địa chỉ tin cậy của học sinh nên mỗi khi có chuyện vui buồn, các em đều đến đây chia sẻ.

Phòng tư vấn học đường ở đây chỉ rộng hơn 10 m2 nhưng nhiều khi các giáo viên tư vấn phải ngồi đến 20 giờ để nghe tâm sự của học sinh. Tâm sự đó có thể là chuyện tình yêu tuổi học trò, chuyện học hành, chuyện gia đình và cả những chuyện “khó nói”… Sau những lần tâm sự, các em đã lấy lại được thăng bằng. “Hôm trước, khi đến với chúng tôi, học sinh sụt sịt khóc nhưng vài ngày sau, chúng tôi thấy nụ cười đã nở trên môi các em.
 
img
Phòng tư vấn học đường ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Chúng tôi vui lắm” - cô Lưu Thị Minh Nguyệt, giáo viên tư vấn, tâm sự. Các giáo viên tư vấn của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi chia sẻ kinh nghiệm: Hoạt động tư vấn không giới hạn trong không gian của phòng mà giáo viên có thể tiếp cận học sinh, trò chuyện bất cứ nơi đâu. Đó có thể là dưới sân trường, nơi hành lang phòng học… Giáo viên cũng không nên thụ động ngồi đợi học sinh đến.

Cô Nguyễn Thị Mỹ Thu, giáo viên tư vấn tại trường, cho biết: “Khi gặp chuyện buồn, những học sinh có đời sống nội tâm, sống khép kín không dễ gì tìm đến phòng tư vấn. Do vậy, chúng tôi phải chủ động tiếp cận qua giáo viên chủ nhiệm hoặc tìm cách cùng chơi, làm bạn với các em. Khi đã tin tưởng, các em sẽ sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện”.

Giải pháp tình thế

Trong lúc công tác tư vấn học đường chưa được chú trọng thì việc dạy kỹ năng sống cho học sinh cũng chưa hiệu quả.

Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã đồng loạt triển khai đưa môn giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khóa ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên, cách dạy vẫn là lồng ghép trong các môn học nên ôm đồm và thiếu hiệu quả, chủ yếu do giáo viên dạy môn giáo dục công dân (GDCD) kiêm nhiệm. Nhiều giáo viên GDCD thở dài khi môn học này vốn đã rối vì phải gánh quá nhiều nội dung như sức khỏe sinh sản, bảo vệ môi trường…, nay lại tiếp tục phải gồng thêm việc giáo dục kỹ năng sống.

Ông Tạ Duy Hồng, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú - TPHCM, cho rằng khó khăn lớn nhất khi giảng dạy kỹ năng sống là phần lớn giáo viên chưa quen việc. Giáo viên một trường THPT tại quận 4 - TPHCM thừa nhận: “Dạy kiến thức trong chương trình đã bở hơi tai, huống gì còn dạy lồng ghép kỹ năng sống”. Đó cũng là khó khăn mà nhiều giáo viên khác đang đối mặt.

Vì là môn học có tính “mở” nên việc giảng dạy kỹ năng sống tại các trường vẫn loay hoay tìm phương án. Theo thạc sĩ Phan Tấn Chí, Phó trưởng Khoa Quản lý giáo dục Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM, phần lớn giáo viên không mặn mà khi phải lồng ghép nội dung giáo dục, trong khi lượng kiến thức yêu cầu họ truyền thụ không đổi. Điều này dẫn đến việc giáo viên chỉ cố gắng lồng ghép khi có thao giảng, dự giờ. Môn học này cũng không có giáo trình chính thức, thiếu hệ thống kiểm định, đánh giá nên mạnh ai nấy làm.

Nhiều ý kiến cho rằng thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, cần phải đổi mới một cách triệt để chương trình.

Nhu cầu cấp thiết

Ông Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1 - TPHCM, cho rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang trở thành nhu cầu cấp thiết với mục tiêu giáo dục toàn diện. Ở Việt Nam nhiều năm qua, ngành giáo dục đã quá chú trọng đến việc dạy văn hóa mà quên đi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mãi đến vài năm gần đây, giáo dục kỹ năng sống mới được đưa vào giảng dạy dưới hình thức lồng ghép vào các môn học. Cách dạy như vậy lệ thuộc vào năng lực của từng giáo viên nên rất khó đạt hiệu quả cao và cũng khó đánh giá hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo