xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Y đức đâu rồi?

Thiên Kim (Tổng hợp)

(NLĐO) - Sau bài "Cái chết tức tưởi của thiếu nữ 17 tuổi", qua Người Lao Động Online, nhiều bạn đọc bày tỏ sự bức xúc về cách hành xử của các bác sĩ liên quan, đồng thời ta thán về chuyện y đức - "hàng hiếm" hiện nay.

Không có nhiều ý kiến phẫn nộ, gay gắt đối với Lê Quốc Lơ - kẻ đã có hành vi đồi bại đối với nạn nhân Dương Thị Thu Huyền, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết oan ức của Huyền; không có những phê phán mạnh mẽ đối với những người đã làm loạn đập phá bệnh viện, nhà bác sĩ trong cái đêm Huyền qua đời..., hầu hết ý kiến bạn đọc đều “xoáy” thẳng vào bác sĩ Nguyễn Duy Tú, người trực tiếp khám và từ chối chuyển Huyền lên tuyến trên.
 
Vào thời khắc Huyền đang thập tử nhất sinh, bác sĩ Tú khăng khăng rằng biểu hiện em bị co giật là do mắc cỡ và khẳng định nếu Huyền chết ông sẽ chịu trách nhiệm.

Bạn đọc cho rằng như vậy, bác sĩ Tú đã tắc trách, thiếu trách nhiệm. Nhiều người còn đề cập đến vấn đề y đức khi đặt câu hỏi: “Chết là do bác sĩ chuyên môn kém hay là bác sĩ đòi phong bì rồi mới chữa?”.

Hầu hết ý kiến đề nghị ngành chức năng cần có biện pháp mạnh đối với bác sĩ Tú để ngăn chặn tình trạng xuống cấp trầm trọng của y đức.

Dưới đây là một số ý kiến bạn đọc liên quan đến vụ việc này.
 
img
Chị Dương Thị Thu Huyền (không phải Thu Hiền như nhiều người đã nhầm lẫn) chết vì chấn thương sọ não kín

Lương y như... dì ghẻ !

Lại thêm một ông bác sĩ "điểm 5" làm khổ dân. Người ta tiêu chảy thì đè ra cắt bao tử, người ta bệnh gần chết thì nói người ta giả bộ, thiệt tình chỉ biết ngửa cổ mà kêu trời. Xin chia buồn cùng gia quyến em Huyền! (Hũ hèm).
 
Tình trạng bệnh nhân nguy kịch nhưng trình độ có hạn mà bệnh viện vẫn cố giữ lại mà không cho chuyển viện (để hưởng tiền bảo hiểm và vì tự ái nghề nghiệp) dẫn đến nhiều cái chết thương tâm vẫn thường xảy ra. Đề nghị ngành y tế phải có cơ chế hợp lý để giải quyết vấn đề này. (Trịnh Ý).
 
Các bác sĩ hãy "đi trên đôi giày của người khác" thì sẽ hiểu và có trách nhiệm hơn với bệnh nhân. Bản thân tôi không trông mong về y đức vì sự xuống cấp của y đức thời gian này đã quá trầm trọng rồi! (Một bạn đọc).

Một chút khó nhọc sẽ cứu được người. Bác sĩ Tú, ông đã làm giới y khoa phải phiền lụy bởi chuyên môn kém và sự vô cảm của ông. Lương tâm sẽ phán xét ông nhưng gia đình và giới y khoa Cà Mau sẽ bị điều tiếng lâu dài vì ông! (Nguyễn Hữu Xuân).

Việc này thuộc về y đức là cái tâm của người thầy thuốc, đồng thời là trách nhiệm hình sự vì thấy người bị nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu. Cụ thể, người nhà nạn nhân quỳ lạy bác sĩ, vậy mà ông chẩn đoán bừa rồi và đi ngủ. (Cong dan).

Bác sĩ Tú nên tự vấn lương tâm mình xem có đủ khả năng để mang trọng trách "cứu người" không hay gây ra tình cảnh thương tâm như thế? Tại sao bà ngoại cháu Huyền phải quỳ lạy một người đáng tuổi con cháu và cũng chính là người tiếp cho cái chết đến với cháu Huyền nhanh hơn? "Lương y như từ mẫu" đâu rồi? (Lê Vân).

Tôi thấu hiểu nỗi đau đớn, mất mát quá lớn đối với gia đình và người thân em Huyền. Có phải bác sĩ ca trực hôm đó đã coi thường tính mạng bệnh nhân hơn giấc ngủ của mình hay vì một lý do nào khác? Có phải vì tiền? Khi đưa em Huyền vào bệnh viện, gia đình đã kịp "bồi dưỡng" cho bác sĩ chưa hay chỉ cầu xin bằng miệng thôi? Theo tôi biết, đối với các ca cấp cứu, đặc biệt là vào ban đêm mà người thân không "bơm tiền" cho bác sĩ thì bệnh nhân sẽ bị bỏ mặc. Gia đình tôi từng là nạn nhân của những vị bác sĩ như thế này. (Song Linh).
 
Hiện nay tiêu cực ở đâu cũng có, ngành gì cũng có không riêng gì ngành y. Tôi biết có trường hợp đến bệnh viện muốn phẫu thuật thì phải ứng tiền trước trên dưới 10 triệu đồng chứ không ít. Sinh em bé phải ứng trước 3 triệu đồng. Muốn khám bệnh, xét nghiệm, chụp X quang... đều phải đóng tiền trước, có biên nhận rồi mới chữa trị. Chưa kể có một số bộ phận không ít bác sĩ, y tá, hộ lý đợi thân nhân người bệnh đưa phong bì, tiền tươi thì mới tận tình chu đáo. Đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh lại vấn đề này. (Nguyễn Văn Đông).

Bác sĩ ở địa phương như thế thì thử hỏi tại sao bệnh viện tuyến trên không quá tải. Ở địa phương không ai quản lý cả, bác sỹ chỉ lo bán thuốc xây nhà to thôi. (Vĩnh Thanh)
 
Người bình thường không làm ngành y mà khi nghe người ta bị cưỡng hiếp cũng phải xót xa. Bởi lẽ họ không chỉ chịu nỗi đau về mặt thể xác mà họ còn phải chịu nổi đau tinh thần (mặc cảm, tủi nhục...). Là bác sĩ, phải thấu hiểu nhiều hơn nữa chứ, đâu thể hiểu đơn giản là mắc cỡ!? (Thanh Diu).

Sự việc này xảy ra là một giọt nước tràn ly về tư cách và đạo đức của một bộ phận y bác sĩ ngày nay đối với người dân theo kiểu "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Thiết nghĩ nên truy tố vị bác sĩ ca trực, xét về đạo đức vị bác sĩ này tội còn nặng hơn hành vi của kẻ hiếp dâm em Huyền. (Quang Nguyên).
 
img
Bức xúc trước cái chết của Huyền, nhiều người dân quá khích đã đập phá cổng
Bệnh viện đa khoa Năm Căn (Cà Mau)
 
Nên loại khỏi ngành

Ông bác sĩ Tú này quá tệ, sức khỏe người ta yếu như vậy mà còn ăn nói hồ đồ, giờ cháu Huyền chết rồi đó! Nếu cảm thấy nghiệp vụ mình không có thì xin từ chức đi, chứ kiểu làm việc cẩu thả vô trách nhiệm như vậy thì bác ta còn chẩn đoán sai bệnh dài dài. (Khánh Ngọc).

Đã yếu kém về nghiệp vụ lại thờ ơ, vô cảm trước mạng sống của con người. Những bác sĩ kiểu này, đề nghị ngành y tế nên loại bỏ khỏi ngành y, nếu không những cái chết oan ức kiểu này sẽ vẫn còn tiếp diễn. (Phạm Duy).
 
Đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau đình chỉ công tác với bác sĩ Tú và buộc thôi việc, đồng thời cấm không được hành nghề để các đồng nghiệp lấy đó mà làm gương. (Phạm Văn Cư).

Cơ quan điều tra cần vào cuộc để xem xét cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ việc này, từ việc nạn nhân bị hại như thế nào cho đến lúc cấp cứu trong bệnh viện và nguyên nhân gây ra cái chết cho nạn nhân. Thiết nghĩ về phần bệnh viện và bác sĩ thực sự có lỗi thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và cần thiết thì khởi tố hình sự để coi như đây là một bài học về y đức đang bị biến dạng trong thời buổi hiện nay. (Xuan Truong).

Cần có quy định cấm hành nghề vĩnh viễn đối với những "lương y" như thế này để họ thấy được giá trị đạo đức của nghề y. (Phong Nguyên).
 
Đây là thể hiện sự vô cảm và tắc trách của bác sĩ và cả những người lãnh đạo nữa chứ không phải là yếu chuyên môn. Chuyên môn yếu có thể đào tạo lại chứ còn phẩm chất đạo đức mà suy thoái thì khó đào tạo. Cần phải loại ngay những người này ra khỏi ngành. (My Hanh).
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo