xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

10 kg gạo

TỐ BÌNH

Đó là phần thưởng cho đội đoạt giải nhất ở mỗi hạng mục trong cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu EMC 2012, được tổ chức hằng năm tại Nhật Bản. Thoạt nghe, nhiều người ngạc nhiên vì giá trị quá nhỏ bé của giải thưởng so với một cuộc thi ra đời từ năm 1981 với quy mô ngày càng lớn.

Năm nay, có gần 400 đội đến từ nhiều quốc gia tham gia ở 7 hạng mục khác nhau.

Giải thích về phần thưởng này, đại diện ban tổ chức cho biết ở Nhật Bản, gạo là loại lương thực rất quý nên nó chủ yếu mang giá trị tinh thần, còn phần thưởng mà các đội hướng đến là sự trong sạch của môi trường. Thật vậy, vì môi trường, nhiều người - từ học sinh, sinh viên đến các cụ già - đã vượt qua không ít khó khăn để được tham gia cuộc thi, mặc dù họ phải… đóng phí cho ban tổ chức và tự túc toàn bộ nguyên vật liệu. Điều này đã cho thấy giá trị và tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của người dân xứ sở mặt trời mọc.

Việt Nam chúng ta thì sao?

Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân như “Giờ trái đất”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Hành trình xuyên Việt bằng xe đạp”... Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn chưa tạo được sự đột phá trong việc bảo vệ môi trường, bằng chứng là các phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục cảnh báo về việc suy thoái môi trường đang diễn ra gay gắt. Vì lợi ích của mình, không ít doanh nghiệp “bức tử” các dòng sông bằng những chất thải độc hại, người dân vô tư ném rác xuống những con kênh, nhiều chiếc xe cà tàng vẫn ung dung “dạo phố” với luồng khói đen kịt…

Mới đây, tại một hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, ông Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế - Tổng cục Môi trường, cho biết một thực trạng đáng buồn: “Tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP/năm”. Không buồn sao được khi hằng năm, Nhà nước phải bỏ ra cả “núi” tiền để xử lý ô nhiễm môi trường, trong khi chúng ta có thể làm cho môi trường sống ngày càng trong xanh hơn bằng những hành động thiết thực như không vứt rác bừa bãi, không hủy hoại rừng nguyên sinh...

Người xưa có câu: “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Hiện tại, chúng ta đang gieo nhân đắng vào môi trường thì sau này con cái chúng ta phải trả giá đắt vì không bao lâu nữa, trái đất sẽ không còn là nơi thích hợp cho bất cứ sự sống nào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo