xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai tiết kiệm?

Nguyễn Ngọc Điện

Được áp dụng từ 8 năm qua với kỳ vọng ban đầu là phát huy được tác dụng tích cực của một công cụ pháp lý trực tiếp phòng, chống tham nhũng và lãng phí, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (THTK-CLP) cũng như Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) đều chưa làm tròn vai trò của mình. Bởi tham nhũng và lãng phí vẫn tràn lan và không hề có dấu hiệu giảm sút.

Thực ra, vấn đề tiết kiệm không bức bách trong khu vực tư. Đơn giản vì tài sản, tiền bạc của mỗi người dân là của riêng tư: Sự thôi thúc tự nhiên của lợi ích cá nhân đủ để làm cho người ta biết cân nhắc, dè sẻn trong việc sử dụng, tiêu pha những gì thuộc về mình. Luật dành hẳn một chương để giải quyết vấn đề tiết kiệm và chống lãng phí của tư nhân song xem ra ngay từ đầu người làm luật đã nhận thấy việc trói buộc tư nhân vào nghĩa vụ gìn giữ tài sản tư là hơi thừa; câu chữ của luật không được mạnh dạn, dứt khoát, thể hiện quyền uy như người ta thường thấy mỗi khi tiếp cận các quy tắc pháp lý.

Trong khi đó, đối với tài sản công, nguy cơ khai thác lãng phí, vô tội vạ luôn rình rập. Người được gọi là chủ sở hữu đối với công sản, suy cho cùng, chỉ tồn tại trong ý niệm. Những người được giao tài sản công thường sử dụng, định đoạt tài sản nằm trong tay mình theo cung cách và với tâm trạng của một người được người khác ủy thác công việc. Quản lý công sản với thái độ hời hợt, thiếu hăng hái, thậm chí thiếu trách nhiệm, rốt cuộc, là thiên hướng tự nhiên, phù hợp với bản năng con người. Bởi vậy, Luật THTK-CLP nên được sửa đổi theo hướng tập trung vào việc bảo đảm sử dụng hợp lý và có hiệu quả đối công sản.

Luật hiện hành quy định rất chi tiết về cách ứng xử cụ thể trong các lĩnh vực, thậm chí các khâu trong quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, do đi quá sâu vào tiểu tiết, luật trở nên vừa rối rắm vừa sơ hở. Đáng lý ra, đạo luật chuyên biệt THTK-CLP chỉ nên đặt ra những quy tắc ứng xử mang tính nguyên tắc mà người ta phải tuân thủ mỗi khi sử dụng tài sản công, dù là ở vị trí nào và trong những hoàn cảnh nào. Áp dụng nguyên tắc trong các trường hợp cụ thể về tiếp nhận, quản lý, sử dụng công sản, người ta có được quy tắc đặc thù về tiết kiệm và chống lãng phí cho trường hợp cụ thể đó. Về nội dung, một luật nguyên tắc về THTK-CLP có thể được thiết kế thành 2 chương, ngoài các chương mang tính kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm, tương ứng với 2 giai đoạn di chuyển của tài sản công trong mối quan hệ với chủ thể sử dụng tài sản - tiếp nhận và khai thác.

Liên quan đến việc sử dụng tài sản, điều quan trọng không phải là tuân thủ định mức, tiêu chuẩn trong từng khâu, từng hành vi cụ thể: chỉ được mua một tài sản với giá tối đa thế này; chỉ được di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách công cộng đối với người đi công tác giữ chức vụ thế kia... Cần thừa nhận cho chủ thể các quyền hạn rộng rãi trong việc quản lý, sử dụng tài sản được giao; bên cạnh đó là sự ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đối với việc thực hiện các mục tiêu hoạt động đã cam kết. Chính việc sử dụng tiền bạc, tài sản để đạt được mục tiêu cụ thể đề ra mới cần được coi là nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nước, xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo