xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bàn tay sắt

An Quý

Hai án tử hình do đại diện VKSND TP HCM đề nghị đối với 2 bị cáo chủ chốt trong vụ án tham nhũng ở Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) tại phiên xét xử ngày 11-11 gây sự chú ý trong dư luận.

Dù HĐXX chưa đưa ra phán quyết cuối cùng song qua quan điểm luận tội của cơ quan công tố, có thể thấy quyết tâm bài chống tham nhũng, tham ô, lãng phí... khá rõ ràng, mạnh mẽ, cần được ủng hộ.

Công ty ALC II chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay nhưng ông Vũ Quốc Hảo, Tổng Giám đốc (một trong hai bị cáo bị đề nghị án tử hình), cùng một số lãnh đạo, cán bộ công ty đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay, giải ngân 795,235 tỉ đồng, gây tổng thiệt hại 531,8 tỉ đồng.

So với những vụ án kinh tế nghiêm trọng khác như tại Vinashin, Vinalines..., mức độ thiệt hại vật chất của vụ án tại ALC II còn thua xa song 531,8 tỉ đồng là số tiền rất lớn so với ngân sách còn eo hẹp của nước ta. Hành vi tham nhũng và cố ý làm trái tại ALC II còn gây bức xúc hơn trong bối cảnh cả hệ thống chính trị ra sức tuyên chiến với tham nhũng, xem đó như là quốc nạn trong khi hiệu quả chống tham nhũng, lãng phí không được như kỳ vọng. Cụ thể, báo cáo về tình hình phòng chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỉ đồng. Lực lượng CSĐT đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố 233 vụ, 568 bị can; thiệt hại khoảng 9.260 tỉ đồng; 51.000 lượng vàng SJC và 155.000 m­2 đất. Thẩm tra báo cáo này, theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kết quả phòng chống tham nhũng còn khá khiêm tốn; việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra...; tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng...

Theo Ủy ban Tư pháp, hiệu quả phòng chống tham nhũng thấp một mặt do nghiệp vụ phòng ngừa còn yếu, phần vì xử lý không nghiêm. Đánh giá này hoàn toàn chính xác. Không chỉ vụ ALC II mà những vụ đình đám khác như bầu Kiên, vụ Huỳnh Thị Huyền Như... đều cho thấy những kẽ hở lớn trong quản lý nhà nước ở mảng tài chính - ngân hàng. Dư luận mong đợi những án phạt thật nghiêm khắc từ vụ ALC II và tiếp đến là những vụ bầu Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, Vinalines... sẽ có tác dụng răn đe mạnh mẽ hơn nữa.

Tổ chức Minh bạch quốc tế qua nghiên cứu đã kết luận rằng thiết chế nhà nước mới là điều kiện đủ quyết định việc tạo ra hay ngăn ngừa tham nhũng. Những bản án nghiêm khắc là một phần của thiết chế đó, có tác dụng đánh chặn cái xấu. Nói cách khác, để có bàn tay sạch, phải có bàn tay sắt!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo