xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ ruộng để... dứt nghèo!

Dương Quang

Nông dân bỏ ruộng không phải là chuyện mới. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, gần đây rộ lên khi hàng trăm hộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ ngưng trồng lúa, chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc rau củ. Lý do: Trồng lúa thì đói ăn.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, quý giá nhất của nhà nông. Ấy vậy mà nhà nông vẫn bỏ. Ðó thực sự là bi kịch. Bi kịch của một nền văn minh lúa nước, bi kịch của một nền kinh tế vốn luôn xem nông nghiệp là bà đỡ như Việt Nam với 70% dân số là nông dân.

Nông dân bỏ ruộng, đó là bước cuối cùng trong "cuộc chiến" chống lại đói nghèo và mong mỏi vươn lên làm giàu của hàng triệu người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Làm ruộng bao đời, kinh tế không khá hơn đã đành, lại còn nghèo thêm, phải bỏ ruộng thôi, không thể làm khác!

Tỉnh Thanh Hóa đang có hơn 1.000 hộ bỏ hoang gần 70 ha đất ruộng. Tỉnh Quảng Bình diện tích đất lúa ít nhưng phần đất bị bỏ hoang nhiều nhất nước với 750 ha. Họ bỏ ruộng để đi làm bất cứ việc gì có thu nhập khá hơn. Rất nhiều người trong số họ ly hương, đổ về các thành phố lớn để tìm việc. Thử nghe một nông dân ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình than thở với báo chí: "Hiện chúng tôi phải chi phí cho 1 sào lúa (500 m2) gồm các khoản: Cày bừa, giống má hết 335.000 đồng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hết 300.000 đồng; công gieo cấy, tỉa giặm, gặt, vận chuyển về... hết hơn 800.000 đồng. Tổng chi phí khoảng 1,4 triệu đồng, quy ra mỗi hecta chi phí khoảng 28 triệu đồng. Trong khi đó những năm được mùa, không gặp thiên tai, năng suất cây lúa ở đây cũng chỉ đạt trung bình 6 tấn/ha và giá thóc hiện nay đã hạ xuống mức 4,5 triệu đồng/tấn thì mỗi hecta có tổng thu 27 triệu đồng. Trừ chi phí, nông dân lỗ 1 triệu đồng/ha".

Vậy là đã rõ. Làm lúa như ở ÐBSCL ruộng đồng cò bay thẳng cánh mà nông dân còn chật vật, nói gì ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có 1 sào ruộng, canh tác lại manh mún, nếu gặp thiên tai hay dịch bệnh hoặc lúc vật tư đầu vào tăng vọt thì cầm chắc lỗ. Bởi thế, nông dân phải tự quyết để cứu mình trước.

Ðề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện. Trong 3 mục tiêu của đề án có mục tiêu "nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu đài, góp phần giảm tỉ lệ đói nghèo. Ðến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020". Chưa ai dám nói chương trình này sẽ ngăn dòng nông dân bỏ ruộng nhưng có thể kỳ vọng sẽ giúp lực lượng nông dân hiện hữu cải thiện thu nhập, ít ra là cũng sống được với nghề chính của mình, qua đó gia cố phần nào cho nền móng ngành nông nghiệp thêm vững chãi...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo