xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chế tài mạnh: Chưa đủ!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Lâu nay, những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không chỉ xảy ra ngày càng phổ biến mà còn có xu hướng “lờn thuốc” trị.

Lý do thường được các cơ quan chức năng lý giải cho việc “lờn thuốc” là thiếu thẩm quyền hoặc mức xử phạt theo quy định không đủ mạnh. Vấn đề có thể sẽ khác khi Nghị định 142/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ hôm nay, 15-12.

Một trong những nội dung rất đáng chú ý của Nghị định 142 là tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản Việt Nam có quyền xử phạt đến 2 tỉ đồng; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cử, chánh thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra có quyền phạt tiền đến 350 triệu đồng đối với vi phạm về tài nguyên nước, 500 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản Việt Nam, giám đốc sở, chánh thanh tra sở tài nguyên - môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra có quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng.

So với các quy định cũ, Nghị định 142 tăng mức phạt tối đa vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước từ 100 triệu lên 250 triệu đồng (với cá nhân) và 500 triệu đồng (với tổ chức). Với vi phạm của cá nhân trong lĩnh vực khoáng sản, mức phạt tối đa tăng mạnh (từ 100 triệu đồng lên 1 tỉ đồng) và tổ chức vi phạm có thể bị phạt đến 2 tỉ đồng. Những vi phạm như không thực hiện vận hành hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định; không tuân thủ lệnh điều hành vận hành hồ chứa trong trường hợp lũ lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác... đều có khung xử lý rất cao.

Cá nhân khai thác khoáng sản không có giấy phép, khai thác vượt quá 100% so với công suất được phép hằng năm đối với vàng, đá quý, khoáng sản độc hại… sẽ bị phạt đến 1 tỉ đồng (với cá nhân) và 2 tỉ đồng (với tổ chức). Cá nhân vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản sẽ bị phạt từ 30 triệu đến 100 triệu đồng; tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi.

Như vậy, trên cơ sở của Luật Khoáng sản năm 2010 và sau đó là Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20-6-2012, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định 142 đã có rất nhiều quy định vừa nghiêm khắc vừa cụ thể. Trước ngày 15-12 này, nhiều chuyên gia về pháp lý nhận xét rằng hình thức và mức xử phạt được xây dựng ở Nghị định 142 đã căn cứ chi tiết hơn vào tính chất, mức độ vi phạm nên sẽ bảo đảm được tính khả thi, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước và khoáng sản.

Tuy nhiên, dù có chế tài mạnh nhưng trên thực tế là vẫn chưa đủ nếu cá nhân và tổ chức có thẩm quyền không áp dụng đúng. Đấy là chưa kể đến việc “giơ cao, đánh khẽ” hoặc vì những ý đồ khác khiến các quy định dù có mạnh đến đâu, chặt chẽ đến đâu, rốt cuộc có lúc, có nơi lại biến thành công cụ sắc bén hơn cho tệ vòi vĩnh, làm luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo