xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến fastfood

MINH HÀ

Trái với tính chất... đồ nguội, thị trường fastfood (thức ăn nhanh) đang nóng lên từng ngày khi người “khổng lồ” Mc Donald công bố lộ trình “đổ bộ” vào Việt Nam ngay trong năm 2014. Trước đó, Việt Nam đã rất nhộn nhịp với những cái tên “khủng” như Lotteria, Al Fresco, Pizza Hut, Jollibee, Buger King...

Sự xuất hiện của Mc Donald khiến nhiều người hình dung cuộc chiến giữa các thương hiệu ngoại để giành thị phần ở xứ sở vốn trung thành với cơm và phở sẽ vào hồi gay cấn.

GDP tăng kết hợp với một dân số trẻ sẵn sàng bỏ tiền ra để thử nghiệm những điều mới lạ là ưu thế không thể bỏ qua tại thị trường Việt Nam. Theo khảo sát của Vinaresearch, với dân số gần 90 triệu, trong đó hơn 65% dưới 35 tuổi, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các cửa hàng thức ăn nhanh phát triển. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của 3 chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất hiện nay là KFC, Lotteria và Jollibee trong 2 năm qua luôn ở mức trên 30%. McDonalds dù là người đến sau nhưng có lợi thế đặc biệt của kẻ giữ vị trí số 1 thế giới. Nhà hàng McDonalds đầu tiên tại TP HCM dự kiến sẽ mở cửa vào đầu năm 2014.  Tuy nhiên, ngay bây giờ, cuộc cạnh tranh tìm mặt bằng đẹp đã bắt đầu. Các công nghệ truyền thông cũng đang vào cuộc. Nhiều người cho rằng cuộc chiến của các đại gia fastfood sẽ là cuộc chiến giữa chiến lược phát triển và mô hình quản lý, trong đó phải kể đến chiến lược truyền thông. Starbucks là một kinh nghiệm. Trước khi thương hiệu đình đám này vào Việt Nam, đã có những thương hiệu nổi tiếng khác có mặt tại đây như Gloria Jeans hay The Coffee Bean. Nhưng một làn sóng truyền thông chưa từng có đã giúp Starbucks đánh bật các đối thủ đi trước. Hàng trăm người đứng xếp hàng chờ đợi trong ngày khai trương là minh chứng cho cơn sốt Starbucks tại Việt Nam, dù ông chủ chuỗi cà phê Trung Nguyên nổi tiếng của Việt Nam cho rằng cà phê Starbucks chỉ là “một thứ nước pha đường”. Cạnh tranh kinh doanh thức ăn nhanh lúc này là cuộc chạy đua đường trường về vốn và kinh nghiệm.

Dễ thấy trong cuộc đua này, phần lép vế thuộc về các thương hiệu nội. Khi mới ra đời Phở 24, ông chủ trẻ của nó đã không giấu tham vọng xây dựng thương hiệu fastfood hàng đầu Việt Nam, cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng fastfood quốc tế. Tuy nhiên, hiện Phở 24 đã thuộc về một gã “khổng lồ”  fastfood ngoại khác sau vụ mua bán lặng lẽ. Dự báo, sẽ có những thương hiệu Việt Nam khác không đủ tầm, lực phải từ bỏ cuộc chơi. Một dự báo khác không biết nên vui hay buồn là sẽ hình thành một nhu cầu mới của người tiêu dùng Việt Nam. Giới trẻ sẽ ngày càng quen và thèm các món hamburger thay vì cơm và phở.

Cùng với sự tăng trưởng của đầu tư, lợi nhuận và thị trường, liệu có hình thành một thế hệ béo phì vì fastfood?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo