xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu phải khôn!

MINH HÀ

Dù được gọi là cấp bách nhưng gói tín dụng 9.000 tỉ đồng Chính phủ hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp (DN) tiêu thụ khoảng 800.000 tấn cá tra nguyên liệu đến hết năm 2012 vẫn chưa đến tay đối tượng cần đến. Như vậy, mục tiêu giải cứu cũng không thành, gói giải cứu trở thành “bánh vẽ” cho cả DN và người nuôi cá.

Trước đó, báo cáo của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) về tổng nguồn vốn cho vay ngành cá tra 9 tháng đầu năm đã bị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ứng. VASEP cho rằng con số trên 5.900 hộ dân và 280 DN sản xuất cá tra được vay vốn là vô lý, thậm chí... lạc hậu. Vì theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, hiện nay không còn mấy hộ dân nuôi cá tra. DN ngành này cũng đã “chết” gần hết.

Thời buổi khó khăn tài chính, tiền cứu trợ cả ngàn tỉ đồng mà không đến tay người thụ hưởng, cho thấy những bất cập trong cách điều hành quản lý. Chưa kể, gói giải cứu còn mang tính tượng trưng, bởi chỉ cho vay trong 4 tháng trong khi vòng quay sản phẩm cá tra ít nhất cũng phải mất 8 tháng hoặc 1 năm. Mức lãi suất 11,4%/năm vẫn là khó đối với nông dân và DN.
Nói theo ví von của một doanh nhân thì “Chiếc phao cứu trợ DN lần này chỉ đủ dưỡng khí “đường ngắn”, trong khi DN cần sức để bơi đường dài”! Và để có đường dài, cần sự điều tra thấu đáo nhu cầu của nông dân, DN; là dự báo thị trường; là thủ tục đơn giản để tiền đến tay đối tượng thụ hưởng với lãi suất thấp hơn, thời gian vay dài hơn...
Thực tế trên cũng là vấn đề đặt ra cho các gói giải cứu khác. Năm 2008, để cứu thị trường chứng khoán, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu của các DN. Từ đó đến nay, vẫn chưa ai thống kê được số tiền SCIC tung ra mua cổ phiếu được bao nhiêu và sự èo uột của thị trường chứng khoán thế nào ai cũng đã thấy.
Đến năm 2010, để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra 2 gói kích cầu hàng tỉ USD. Bên cạnh những hiệu quả được công bố, có không ít rào cản xung quanh việc tiếp cận gói kích cầu. Đó là chương trình hỗ trợ lãi suất 4%/năm nhưng chỉ áp dụng cho các hợp đồng vay mới. Tại thời điểm đó, hầu hết DN đều phải trả lãi suất 12%-16%/năm mà không được giảm bởi những hợp đồng này đã vay trước thời gian quy định.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất cũng bất cập, vì trên thực tế có nhiều loại máy móc do cá nhân sáng chế, không nằm trong danh mục quy định nên không được hưởng hỗ trợ lãi suất vay. Chưa kể, đa số người nghèo nằm trong diện có nhu cầu vay vốn, trước đó đã vay và đang có hồ sơ thế chấp tại ngân hàng nên muốn vay mới phải trả hết nợ cũ hoặc phải có tài sản thế chấp...

Gói giải cứu mới đang được trông chờ là Nhà nước rót vốn hỗ trợ người mua nhà. Trước mắt, nếu Chính phủ đồng ý, Ngân hàng Nhà nước sẽ chi ngay 20.000-40.000 tỉ đồng để đối tượng có thu nhập thấp vay tiền mua nhà với lãi suất 8%/năm, thời hạn 5-10 năm. Tuy nhiên, địa chỉ cụ thể để vốn đến đúng đối tượng vẫn còn là ẩn số. 

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Đồng tiền giải cứu lại cần phải “khôn hơn”, cần đúng thời điểm, đúng đối tượng. Do vậy, để tiền giải cứu không “đi lạc”, rất cần sự giám sát, quản lý chặt chẽ, nhất là không để lợi ích nhóm chi phối.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo