xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để lương y thành từ mẫu

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Ly cà phê buổi sáng cuối tuần bỗng đắng đót khi ông bạn vong niên qua điện thoại liên tục động viên một học trò cũ là lãnh đạo Bệnh viện (BV) Đa khoa Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) sau vụ bệnh nhi Nguyễn Thanh Trúc (10 tháng tuổi, điều trị ở BV này) tử vong.

BV Đa khoa Nông Cống là nơi mà báo chí vừa mô tả là y - bác sĩ phải tạm dời đến chỗ khác để tránh cơn thịnh nộ của hàng trăm người bao vây, yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trước ca tử vong của bé Nguyễn Thanh Trúc.

Lý giải về sự bức xúc, thân nhân của bé Nguyễn Thanh Trúc cho biết là vì không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ phía BV cho việc vì sao sau 2 ngày điều trị ở đây không có dấu hiệu tiến triển, người nhà đã khẩn khoản đề nghị chuyển lên tuyến trên nhưng các bác sĩ vẫn nói không sao để giữ bệnh nhân lại điều trị, đến khi chịu chuyển thì đã mất cơ hội. Nhiều nhà báo muốn có thông tin một cách khách quan cho bạn đọc hiểu nên tìm cách liên lạc với giám đốc BV thì không nhận được phản hồi, phó giám đốc BV có mặt nhưng từ chối tiếp xúc.

Cùng ngày xảy ra sự việc ở BV Đa khoa Nông Cống thì thân nhân người bệnh cũng bao vây BV Đa khoa TP Vinh (tỉnh Nghệ An) sau trường họp tử vong cả mẹ lẫn con sản phụ Nguyễn Thị Vinh. Nhiều trường hợp tượng tự xảy ra gần đây, thậm chí có trường hợp sự bức xúc biến tướng thành những hành vi đe dọa y - bác sĩ, đập phá tài sản BV mà nguyên nhân thường là do thân nhân không nhận được giải thích thỏa đáng từ phía BV trước việc con em của họ tử vong sau một hành trình cấp cứu hoặc điều trị không bình thường. 

Không thể chấp nhận việc thân nhân người bệnh bao vây hay tấn công y, bác sĩ nhưng quả thực rất ít cơ sở y tế của nước ta, nhất là y tế công lập, có sự tham vấn cho thân nhân của người bệnh để chí ít là tìm sự chia sẻ với những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh; thậm chí khi người bệnh tử vong, thân nhân cũng không có được một lời an ủi dù nguyên nhân là do sự bất cẩn của thầy thuốc.

Việc đầu tiên trước khi bước ra khỏi phòng mổ sau những ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ cho người bệnh Việt Nam, GS McKinnon của Trường ĐH Y Chicago (Mỹ) luôn tìm đến với thân nhân của người bệnh để kể cho họ nghe ê kíp phẫu thuật đã làm những gì và đâu là các thách thức đang cần sự nỗ lực hơn nữa của đội ngũ thầy thuốc lẫn sự hỗ trợ từ phía thân nhân. Lý giải cho điều này, GS McKinnon nói thân nhân của người bệnh luôn nóng lòng trông đợi thông tin từ thầy thuốc nên ông phải đến ngay với họ để chia sẻ và hơn thế là chính ông nhận được chia sẻ từ họ. Sự chia sẻ này là một thứ “nhân thuật”, gốc rễ của lòng nhân ái đã làm cho nhà phẫu thuật danh tiếng này vĩ đại hơn tất cả những sự vĩ đại được tạo ra từ đôi bàn tay kỳ diệu của ông sau các ca phẫu thuật bóc tách các khối u “khủng” mà giới ngoại khoa phải ngưỡng mộ.

Thứ “nhân thuật” ấy không chỉ làm nền tảng để lương y thành từ mẫu mà còn làm dịu những thịnh nộ của lòng người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo