xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều không nên có!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Hình ảnh ông Lê Bá Triệu, cha của bị cáo Lê Bá Mai trong “vụ án vườn mít”, quỳ lạy bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên trưởng Ban Dân nguyện, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đăng tải trên nhiều tờ báo ngày 15-5 đã gây cảm xúc đặc biệt cho độc giả.

Ông Triệu không quỳ để xin cho mình một ân huệ vì bà Thu không còn giữ trọng trách gì trong Quốc hội.

Trên các diễn đàn, độc giả hầu hết đều bày tỏ nuối tiếc giá khi còn đương chức, bà Thu thực địa thì với những gì bà mắt thấy tai nghe dù chỉ sơ qua một buổi, rồi với tiếng nói từ cương vị của mình trên diễn đàn Quốc hội, biết đâu vụ án Lê Bá Mai phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, “Giết người” đã không đáng để dư luận gọi là “quái án”. Nó đã kéo dài đến 9 năm (từ 2004) với kỷ lục về số lần xét xử, với 2 lần bị cáo bị tuyên án tử hình rồi hủy án, thậm chí giờ thì chưa biết có tội hay không.

Dẫu vậy, vi

img

ệc xuất hiện của bà Thu vẫn gây xúc động với ông Triệu (cùng rất nhiều người khác), một người cha như bao người cha khác suốt đời quẩn quanh với đồng ruộng, cặm cụi với hạt lúa củ khoai. Đứng trước nguy cơ đứa con đối mặt với án tử hình, dù từng mạnh mẽ tuyên bố “nếu con tôi có tội, cứ tử hình” thì ông Triệu cũng luôn mong ai đó có trách nhiệm chịu khó xuống hiện trường để nghe, thấy những sự vô lý mà nông dân chân lấm tay bùn ở đây đều biết.
 
Được thế thì nếu con ông phạm tội thật, chí ít ông cũng đành lòng chứ không dằn vặt mãi. Mà sự dằn vặt ấy là bởi chính các cơ quan hành pháp lúc kết luận thế này, lúc kết luận thế khác. Trong bối cảnh như thế, giá có được một chuyến thực địa của những quan chức đương quyền ở TAND Tối cao hay VKSND Tối cao như bà Hoài Thu đã làm thì hay biết mấy!

Nhưng hình ảnh ông Triệu quỳ lạy bà Thu lẽ ra không nên có trong một xã hội đang vận hành theo nguyên tắc Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Của dân nhưng thân phận người dân còn có khoảng cách khá xa với các công bộc của dân, cả những đại biểu dân cử do chính dân bầu chọn. Bởi vậy, rất cần những sự sàng lọc để chọn ra những công bộc xứng đáng vì dân.

Ngày 20-5 tới đây sẽ khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đó cũng là ngày diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm lần 3 “vụ án vườn mít”. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp này là việc lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là việc thể hiện tính giám sát tối cao của Quốc hội đối với công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước nên phải chuẩn bị thật chu đáo để thực hiện thật khách quan, công tâm trên cơ sở đánh giá phẩm chất đạo đức, chất lượng công vụ của các chức danh.

Việc đánh giá phẩm chất đạo đức, chất lượng công vụ của các chức danh thông qua bỏ phiếu tín nhiệm lần này phải thực hiện một cách đúng nghĩa chất lượng thì mới tạo ra tiền đề cho một Nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”. Vì thế, cử tri có quyền đòi hỏi những đại biểu của mình phải thể hiện hết trách nhiệm trong từng lá phiếu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo