xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng mãi thờ ơ!

TRẦN HIỀN

Câu chuyện học sinh không thích học môn sử vẫn còn dư âm trên các báo với các phân tích đa chiều, chỉ ra nguyên nhân và hệ lụy, như một nỗi buồn đeo đẳng nhiều năm qua với người yêu lịch sử nước nhà.

Không thể trách các em học sinh, khó trách các thầy cô trên bục giảng mà chỉ có thể trách những người có trách nhiệm vì sao lại để nên cớ sự bạc bẽo này.

Và cũng như một tiếng thở dài khi những lùm xùm của chuyện cát-sê, thu nhập của ca sĩ lại đan xen với chuyện ra đi của một nghệ sĩ nổi tiếng của màn ảnh nhỏ trong sự tiếc thương của mọi người mà lại thiếu một danh hiệu, nghệ sĩ ưu tú, chẳng hạn.

Kinh tế thị trường góp phần tạo ra những thay đổi - và cả đảo lộn - những giá trị. Có những giá trị mới lên ngôi và ngược lại. Song, cái lên ngôi không hẳn là cái đã được công nhận hay có giá trị vững bền. Dĩ nhiên, cái được số đông quan tâm thường lấn lướt hơn cho dù chỉ là nhất thời. Một giọng hát vừa bước ra từ một cuộc thi truyền hình lại được nhiều người biết tiếng hơn một tài năng ở nhạc viện, cũng là lẽ thường trong thời buổi các phương tiện truyền thông chiều theo thị hiếu của số đông.

img

Trong nhiều trường hợp, việc trả thù lao cao cho ngôi sao cũng là điều cần được hiểu thấu đáo, vừa là biểu hiện trân trọng tài năng, trả giá đúng cho công sức lao động và hơn nữa, tuổi nghề của ca sĩ không phải là dài... Thế nhưng, cũng chính thực trạng của thị trường biểu diễn cho thấy nhiều mặt trái và không thiếu những giá trị ảo...

Tương tự là câu chuyện của danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, một câu chuyện dài, không thiếu nỗi sân si. Phải đến khi nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời, mới có người nhớ ra ông chưa hề được nhận danh hiệu nào và nhiều người cùng kiến nghị truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho ông bởi những đóng góp của ông lúc sinh thời. Cho dù thực tế đã có sự nỗ lực của đơn vị công tác cũ nhưng thủ tục xét tặng cho trường hợp của ông còn nặng nề thì xã hội vẫn có thể nhìn nhận đây là sự bạc bẽo thường tình...

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên Khoa Văn Trường Đại học KHXH-NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều giá trị sống bị đảo lộn đã làm hỏng nhân phẩm không ít người Việt, làm nảy sinh những tiêu cực, tệ nạn xã hội. GS Phong Lê cũng từng bày tỏ sự lo ngại khi thị hiếu của xã hội coi nhẹ tri thức khoa học xã hội, chính điều này đem đến sự cằn cỗi về đời sống của con người hôm nay, bởi cái thời thượng lên ngôi, cái nền tảng bị bỏ qua, bỏ quên.

Thiếu quan tâm với một thân phận còn có thể cứu vãn khi kịp nhận ra để sửa chữa sai lầm hoặc khi thân phận đó là tài năng, vượt qua nghịch cảnh để thành danh, được người đời nhắc nhở. Nhưng thờ ơ với một môn khoa học -  như lịch sử chẳng hạn - ai cũng thấy mà không ai chịu trách nhiệm chính để sửa chữa là đang làm điều không phải với cả một thế hệ. Mặt khác, yêu nước là một tố chất, một nghĩa vụ, một hào khí. Thế mà tố chất không phát huy, nghĩa vụ không thực hiện, hào khí không hun đúc, quả là điều hết sức đáng lo.

Lẽ nào niềm tự hào là người Việt Nam, tự hào 4.000 năm văn hiến, cũng chỉ nói suông, hô hào. Nếu vẫn còn tình trạng học sinh không ham học sử, người lớn dần quên sử thì đừng nói đến ngày đất nước hóa rồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo