xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hậu bão

PHẠM DƯƠNG

Cơn bão Sơn Tinh mạnh nhất trong nhiều năm qua không chỉ để lại những hậu quả nặng nề đối với các địa phương ven biển vùng đồng bằng sông Hồng mà còn làm “phát lộ” nhiều thứ bình thường rất khó nhận biết. Đó là những dấu hỏi về chất lượng của công trình xây dựng.

Không có cơn bão Sơn Tinh thì chắc chắn giờ này chiếc tháp truyền hình Nam Định vẫn đứng sừng sững với niềm tự hào là tháp truyền hình cao nhất và hiện đại nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Thế nhưng, những cơn gió mạnh đầu tiên của bão Sơn Tinh vừa rít lên là chiếc tháp truyền hình mới khánh thành được 2 năm này đã đổ sụp xuống trong sự bàng hoàng, sững sờ của không ít người.

Tương tự như vậy, không có bão Sơn Tinh thì đoạn đê biển nối giữa Hòn La và Hòn Cỏ ở Quảng Bình đã không bị mất tăm như chưa từng hiện diện với kinh phí hàng chục tỉ đồng.

Tất nhiên, nguyên nhân và trách nhiệm, nếu có, trong vụ tháp truyền hình Nam Định sụp đổ hay vỡ đê biển ở Quảng Bình còn phải chờ cơ quan chức năng xem xét, kết luận. Song, với những thông tin ban đầu đã được xác định cũng khiến dư luận phải đặt vấn đề rằng những thiệt hại lớn này có phải là bất khả kháng?

Theo những quan chức có trách nhiệm, tháp truyền hình Nam Định được thiết kế chịu bão tới cấp 12 nên khi bão Sơn Tinh giật cấp 12 thì… nó đổ. Chưa bàn tới việc một công trình cao tới 180 m, xây dựng ở nơi năm nào cũng có khả năng phải chịu vài ba trận bão nhiệt đới mà chỉ chịu được bão cấp 12 có đạt tiêu chuẩn quốc gia hay không, chỉ riêng việc chiếc tháp này đổ sụp khi bão chưa mạnh cấp 12 đã thấy chất lượng của nó có vấn đề. Bởi theo khẳng định của ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sức gió mạnh nhất của bão Sơn Tinh đo được tại nơi cách tháp 1 km chỉ là cấp 11.

Vụ đổ tháp truyền hình Nam Định thêm một lần nữa dấy lên mối lo ngại lâu nay về chất lượng thực tế của các công trình xây dựng. Chất lượng này không đúng như tiêu chuẩn, thiết kế… và đặc biệt là không tương xứng với số tiền đã bỏ ra để bảo đảm chất lượng tối thiểu phải đạt được.

Dân gian có câu “cháy nhà ra mặt chuột”. Loại sinh vật có hại này đục khoét, gây hại trong nhà song chúng ta thường không biết vì chúng luôn lẩn trốn. Tuy nhiên, khi cháy nhà thì chúng buộc phải chạy khỏi nơi tối tăm.

Đương nhiên, chưa ai đưa ra phán xét hay kết luận nào trong những vụ như đổ tháp truyền hình Nam Định nhưng cơn bão Sơn Tinh đã làm “phát lộ” những điều mà rất cần cơ quan có trách nhiệm phải vào cuộc xem xét và làm rõ. Bão qua nhưng có những thứ lại bắt đầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo