xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểm họa… trên trời!

LƯU NHI DŨ

Gần 5.000 con chim yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận chết dấy lên nỗi lo về một trận dịch cúm H5N1. Khi những mẫu xét nghiệm chim yến chết có virus H5N1, nỗi lo ấy càng lớn.

Cúm A/H5N1 sau 2 năm vắng bóng đang quay trở lại. Năm 2011, nước ta có 4 ca mắc, 2 ca tử vong; năm 2013 có 1 ca mắc và tử vong. Nếu tính từ năm 2003 đến nay, đã có ít nhất 122 ca mắc cúm A/H5N1, làm 62 người tử vong. Tỉ lệ tử vong cao này chứng tỏ virus H5N1 cực độc, có những biểu hiện đột biến gien.

Tình hình cúm A trở nên rất thời sự khi mà cúm H7N9 cũng đang rình rập. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra nguồn gốc chủng cúm H7N9, cho thấy chủng cúm này cũng cực độc không thua gì H5N1. Theo đó, gien chủng virus H7N9 có sự kết hợp giữa gien chim hoang dã Đông Á - những loài di cư từ châu Âu sang châu Á - với gà nuôi tại một số tỉnh ở Trung Quốc. Nghiên cứu này cho thấy chủng virus cúm A/H7N9 hoàn toàn có thể phát tán trên diện rộng. Thực tế nó đã lây lan rất nhanh ở Trung Quốc, tính đến hết ngày 11-4, đã có 40 người nhiễm, 11 người tử vong.

Những thông tin đó cùng với việc nhiều con trong đàn chim yến nuôi ở Ninh Thuận nhiễm cúm A/H5N1 làm dấy lên lo ngại về những diễn biến phức tạp của cúm A. Yến là loài chim đặc biệt, bay kiếm ăn rất xa, cả hàng trăm kilômet, vừa bay vừa ăn mồi. Yến không bao giờ đậu, chỉ biết treo mình trên những vách đá nên có lúc người ta nghĩ rằng yến không thể nhiễm cúm gia cầm. Vậy mà nay, yến cũng bị cúm A tấn công!

Một kịch bản mà các cơ quan chức năng đặt ra là nếu nhiều địa phương có chim yến nhiễm cúm thì sẽ ứng phó như thế nào, khi virus H5N1 bay ở trên trời và cả ở dưới đất? Nên nhớ rằng cả nước có rất nhiều địa phương nuôi chim yến, kể cả nội thành TPHCM. Nếu chim yến nhiễm cúm trên diện rộng, sản phẩm giá trị yến sào cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nó hình thành từ nước dãi của chim yến. Chim yến không thể tiêm phòng cúm như gà, vịt, vùng lây lan lại cực rộng. Về nguyên tắc, cũng giống như cúm gia cầm, chỉ có cách là tiêu hủy yến.

Những mối lo đó là có cơ sở nhưng cần nhớ rằng virus cúm, trong đó có cúm A/H5N1, khi ra môi trường bình thường, nhiệt độ 25oC-30oC, đặc biệt trên 35oC, nó sẽ tự chết trong vòng 24 giờ. Ngay cả tổ yến vẫn có thể sử dụng bình thường với điều kiện đun sôi trên 70oC. Những cứ liệu khoa học này cho phép chúng ta bình tĩnh đón nhận và đối phó với cúm A/H5N1 trên chim yến. Với người nuôi chim yến, các cơ quan chức năng nên tư vấn kỹ như phải dùng khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với phân, nước dãi, dịch tiết ra từ chim yến...

Sau cùng là vấn đề quy hoạch vùng nuôi chim yến. Hiện có rất nhiều nhà nuôi chim yến trong vùng dân cư đông đúc, nếu dịch xảy ra rất khó kiểm soát. Có lẽ nhân dịp này, nên cơ cấu lại vùng nuôi chim yến một cách khoa học. Đó cũng là điều kiện để công tác phòng dịch tốt hơn khi cúm A như cái vòng luẩn quẩn luôn đe dọa con người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo