xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không chỉ “dọa cho sợ”?

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Chưa bao giờ người dân cả nước lại đồng tình với Bộ Giao thông vận tải (GTVT)như dịp vừa qua, khi báo chí lần lượt công bố kết quả thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vận tải đường bộ và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định, do lực lượng thanh tra của bộ này thực hiện.

Nhiều sai phạm được chỉ đích danh, dù đó là của các doanh nghiệp tên tuổi lớn trong ngành kinh doanh vận tải hành khách.

Dư luận đồng tình bởi tai nạn giao thông (TNGT) trong mấy năm qua luôn được xếp vào hàng “quốc nạn”. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm nay, báo cáo của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho thấy toàn quốc xảy ra 6.410 vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên, làm chết 5.635 người và bị thương 3.945 người (tăng 261 người chết so với cùng kỳ năm 2012). Chưa thiên tai nào, dịch bệnh ở nước ta gây tổn thất lớn như thế về tài sản lẫn nhân mạng.

Chiếm đầu bảng về số vụ TNGT và cả số người chết, bị thương ở nước ta xưa nay vẫn là lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể trong số 6.410 vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên nói trên thì riêng lĩnh vực giao thông đường bộ đã là 2.313 vụ (chết 703 người, bị thương 2.271 người). Lâu nay, dư luận vẫn quen nghe cơ quan chức năng kết luận nguyên nhân xảy ra TNGT là do tài xế thế này thế kia, rồi đường sá thiếu chuẩn… Dĩ nhiên, những kết luận như vậy là không sai nhưng suy cho cùng, đấy mới chỉ là phần ngọn chứ chưa phải cái gốc của vấn đề.

Xe không đạt chuẩn thì tài xế có giỏi tới đâu cũng khó mà điều khiển an toàn; rồi tình trạng xe vận hành vi phạm về tốc độ tràn lan, thậm chí có chiếc chạy vượt tốc độ cho phép lên đến hơn 130 lần/tháng như ở tỉnh Ninh Thuận, nhưng thiết bị giám sát hành trình hầu hết chỉ được doanh nghiệp lắp nhằm đối phó cơ quan chức năng chứ không phải để quản lý hay điều hành hoạt động vận tải… Vậy nhưng tai nạn xảy ra thì rốt cuộc vẫn là tài xế chịu, ít khi thấy nói đến trách nhiệm của doanh nghiệp hay của cơ quan nhà nước có trách nhiệm cấp phép, giám sát hoạt động vận tải.

Đợt kiểm tra qui mô lần này của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy dù đã có phân cấp phân quyền nhưng Bộ GTVT vẫn không thể phó thác việc quản lý vận tải hành khách cho cơ quan chức năng địa phương.

Singapore là một đất nước mà hệ thống giao thông vận hành rất tốt. Thế nhưng, để kiểm tra hệ thống giao thông, ông Lui Tuck Yew-Bộ trưởng Bộ Giao thông, vẫn phải thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xuất hiện một mình tại các bến xe như một thường dân.

Quan chức Bộ GTVT nước ta khó có ai làm được như ông Lui Tuck Yew, dù đã có lúc bộ này hô hào cán bộ gương mẫu sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày/tuần. Nhưng việc tăng cường thanh, kiểm tra như đã làm thì không phải khó. Chỉ cần làm cho nghiêm vài lần thôi, chứ không chỉ “dọa cho sợ”, thì chắc chắn trật tự của hoạt động vận tải hành khách sẽ khác hẳn, TNGT cũng nhờ thế mà giảm. Nếu ra quân hoành tráng nhưng chỉ làm theo kiểu phong trào, “đánh trống bỏ dùi” thì rốt cuộc đâu vẫn hoàn đấy. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo