xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chấp nhận!

PHAN ĐĂNG

Công khai rộng rãi kết quả mua tạm trữ lúa, gạo. Có thể nói yêu cầu đó của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sau cuộc họp đánh giá tình hình mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2012-2013 vừa qua cũng là đòi hỏi của xã hội, trước hết là của nông dân phải một nắng hai sương trên cánh đồng.

Mong mỏi lớn nhất của nông dân có lẽ không gì khác là mong mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu. Song, nghịch lý thay khi nhiều lúc còn chưa kịp mừng với niềm vui được mùa thì nông dân đã phải lo ngay ngáy với chuyện… rớt giá. Nghịch lý “trúng mùa rớt giá” lặp đi lặp lại khiến cuộc sống nông dân vốn chiếm tới 70% số dân nước ta cứ phải quanh quẩn mãi với khó khăn, vất vả.

img
Ảnh NLĐ

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân cũng như góp phần thay đổi nghịch lý “trúng mùa rớt giá”, nhiều năm nay, Chính phủ đã có chính sách mua tạm trữ lúa, gạo vào lúc thu hoạch rộ để giúp giữ giá. Mới đây nhất, Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân 2012-2013. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa, gạo tạm trữ. Sau khi kết thúc chương trình mua tạm trữ lúa, gạo theo quyết định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu cho thấy đã cho vay hơn 7.600 tỉ đồng, tương đương với khối lượng thu mua tạm trữ là 951.630 tấn quy gạo, đạt hơn 95% kế hoạch.

Chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân 2012-2013 đã kết thúc với không ít ý kiến khác nhau. Không ai phủ nhận đây là một chủ trương đúng và việc mua tạm trữ hơn 950.000 tấn gạo đã góp phần quan trọng nâng giá lúa, gạo. Song, ai là người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hỗ trợ của Chính phủ, liệu đó có phải là người dân trực tiếp làm ra hạt lúa, hạt gạo...?

Dù đã mua tạm trữ một số lượng đáng kể lúa, gạo trong vụ đông xuân song giá lúa trên thị trường vẫn khá thấp, chỉ quanh quẩn ngưỡng 5.000 đồng/kg, trong đó phần lớn là dưới mức giá này. Trong khi đó, với giá lúa trên thì không thể bảo đảm cho nông dân có lợi nhuận ít nhất 30%.

Nông dân hưởng lợi ít, vậy ai được hưởng nhiều? Không khó để thấy rằng các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ lúa, gạo hầu như không mua trực tiếp từ nông dân mà mua từ thương lái là chính.

Mua tạm trữ lúa, gạo là chủ trương, chính sách đúng đắn song hiệu quả thực tế lại chưa như ý muốn. Vì thế, rất cần phải công khai, minh bạch việc mua tạm trữ lúa, gạo đã được thực hiện ra sao, Ai là người hưởng lợi nhiều nhất… để từ đó có điều chỉnh kịp thời, ngăn chặn lợi ích từ chủ trương đúng rơi không trúng đối tượng. Là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới mà nghịch lý “trúng mùa rớt giá” cứ diễn ra từ năm này sang năm khác là điều không thể chấp nhận.n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo