xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh doanh niềm tin

MINH HÀ

Tránh tình trạng “ném tiền qua cửa sổ” các khoản vay khổng lồ cho những dự án không mấy hiệu quả, các ngân hàng (NH) lớn trên thế giới đang bắt tay chống tham nhũng. NH Thế giới (WB) vừa công bố danh sách hơn 330 công ty không đủ tư cách tham gia các dự án vì vi phạm điều khoản về gian lận và tham nhũng của WB

Theo số liệu của WB, mỗi năm, thế giới mất hơn 1.000 tỉ USD cho các vụ hối lộ. Do vậy, quản trị tốt và giảm tham nhũng là hai vấn đề trọng tâm để lành mạnh hóa hoạt động NH. Ở nước ta gần đây cũng có nhiều vụ vi phạm đình đám trong hoạt động tín dụng. Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng mới đây cho thấy quý III/2011 có nhiều vụ phạm tội trong hoạt động tín dụng, chủ yếu là lừa đảo, tham nhũng. Con số sai phạm mỗi vụ đều từ mức ngàn tỉ đồng trở lên. Đáng chú ý, những vụ án lớn trong hoạt động tín dụng chủ yếu được phát hiện qua đơn thư tố cáo, ít được phát hiện qua thanh tra, kiểm soát!

Sau một loạt vi phạm và chạy đua lách luật, lách trần lãi suất của một số NH thương mại, gần đây, chuyện tái cấu trúc NH, sáp nhập NH đang“nóng”. Tuy nhiên, khó có thể tái cấu trúc NH khi chưa nâng cao tính minh bạch và  chất lượng quản trị. Bởi rõ ràng, tính thanh khoản của nhiều NH thương mại đang có vấn đề. Có chuyên gia không ngần ngại nói thẳng: Chính ông chủ NH yếu kém, lũng đoạn, đổ tiền cho vay những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, hay cho vay nội bộ cổ đông; và nhiều khoản vay đã… một đi khó trở lại!
Yếu về quản trị, nhân lực và trình độ quản lý là vấn đề thường được lý giải cho những sai phạm của các NH, nhất là khi không ít NH chưa kịp đứng chân ở nông thôn đã vội đua chen lên thành thị, để xóa mác “nhà quê”! Và theo như công thức mà TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đưa ra thì “yếu +yếu = không khả thi”; khó có thể tái cấu trúc NH chỉ bằng động thái đơn thuần sáp nhập cho lớn. Chưa kể, lâu nay, việc đánh giá các NH của nước ta chưa theo tiêu chí cụ thể, ngoài quy mô về vốn điều lệ hay tổng mức tài sản…
Thậm chí, việc đưa ra công thức 7 cộng cho phép một số NH được bán vàng bình ổn giá thời gian qua cũng đã gây nhiều dư luận về tính minh bạch và sự công bằng. Nhiều chuyên gia cũng băn khoăn với con số  mà Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra trước Quốc hội  mới đây: tỉ lệ NH yếu kém trong hệ thống chiếm chưa đến 5%.
Trong khi trên thực tế, con số nợ xấu của NH chưa ai thẩm định, so với chuẩn mực quốc tế lại càng xa vời. Mới đây, NH Nhà nước đã ban hành thông tư hướng dẫn công bố và cung cấp thông tin, trong đó sẽ công bố năm chỉ tiêu quan trọng của các NH thương mại theo chuẩn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, để thông tin đến với công chúng thực sự chính xác còn cần phải có một tổ chức độc lập theo dõi “sức khỏe” của các NH; kiểm định, kiểm soát thông tin từ phía các NH. Khi đó, mọi vấn đề mới thực sự  minh bạch.

Kinh doanh tiền cũng là kinh doanh dựa trên niềm tin của người dân. Tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, công khai thông tin, minh bạch quản lý, đó chính là những cách để NH tồn tại và phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo