xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII khai mạc vào hôm nay. Ngoài các báo cáo sẽ có các cuộc thảo luận về nội dung của những dự án luật cũng như chất vấn đối với các vị trí then chốt trong bộ máy hành pháp, tư pháp.

Một điểm đáng chú ý trong chương trình nghị sự của kỳ họp này là việc sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN). So với trước khi có luật này, tình hình tham nhũng không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại càng lúc càng trở nên tinh vi. Nhiều ý kiến cho rằng Luật PCTN hiện hành có những khiếm khuyết và đó là một trong những nguyên nhân khiến cuộc chiến đấu chống tham nhũng không đạt hiệu quả mong muốn. 
 
Cử tri mong những khiếm khuyết ấy sớm được nhìn nhận và khắc phục để luật phát huy được tác dụng của công cụ pháp lý PCTN, dù ai cũng hiểu luật tốt chỉ mới là điều kiện cần; ý chí, quyết tâm chống tham nhũng của con người mới là điều kiện đủ để bảo đảm thắng lợi trong cuộc chiến cam go ấy.      

Việc chất vấn và trả lời chất vấn được biết cũng có điểm mới. Ngoài những vấn đề nóng bỏng về kinh tế - xã hội, những cam kết đã từng được những người có trách nhiệm và có thẩm quyền chính thức đưa ra trong các kỳ họp trước sẽ được nhắc lại và được đánh giá một cách thẳng thắn, minh bạch. Hơn ai hết, quan chức phải là những người nêu gương tích cực về việc tôn trọng lời hứa: tấm gương của người làm quan thường có sức lan tỏa rộng lớn và sẽ giúp cho việc giữ gìn chữ tín trở thành thói quen phổ biến, thành nếp sống của xã hội, cộng đồng.   

Tất nhiên, nếu chỉ kiểm điểm, đánh giá suông rồi thôi thì sẽ khó tạo được sự khác biệt giữa người giữ lời hứa và người không giữ lời hứa. Nói rõ hơn, nếu những quan chức được Quốc hội, bằng lá phiếu bầu, đặt vào các vị trí then chốt trong bộ máy tỏ ra nghiêm túc trong việc thực thi cam kết và tiếp tục được tín nhiệm để nắm giữ trọng trách, thì, một cách hợp lý, những người không làm tròn chức trách của mình phải bị rút lại sự tín nhiệm và rời khỏi cương vị.

Việc chế tài dưới hình thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu để giữ một chức vụ trong bộ máy đã được ghi nhận trong luật tổ chức từ lâu. Tuy nhiên, quy định về thể thức thực hiện còn quá chung chung và không khả thi. Dự kiến trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận để thông qua một nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các quan chức được Quốc hội, HĐND các cấp bầu ra. Tư tưởng chủ đạo là phải làm thế nào để việc xúc tiến bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo những điều kiện dễ dàng, hợp lý hơn và theo thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn.

Thật ra, việc hoàn thiện khung pháp lý về bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ then chốt trong bộ máy không chỉ giúp cơ quan đại diện dân cử có được công cụ chế tài hữu hiệu để sử dụng, khi cần để trừng phạt những người được giao trọng trách mà không làm tròn nhiệm vụ. Trên hết, một khung pháp lý chặt chẽ về chế tài sẽ có tác dụng răn đe, phòng ngừa sai phạm và tổn thất, thiệt hại không đáng có. 

Bởi, theo bản năng tự nhiên, chỉ khi nào nhận thấy rằng mình có thể bị trừng phạt và biết dè chừng trước sự trừng phạt đó, con người mới có động lực, đúng hơn là mới chịu sức ép, để thực hiện phận sự của mình một cách mẫn cán và có hiệu quả

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo