xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lại “ngồi nhầm lớp”

TRẦN HIỀN

Có ai ngờ hơn 6 năm qua, chuyện “ngồi nhầm lớp” tưởng đã đi vào dĩ vãng lại vẫn còn ở không ít địa phương trên đất nước ta, cho thấy một phần thực trạng nhức nhối của nền giáo dục nước nhà chưa được cải thiện.

Năm 2007, cả nước có hàng vạn học sinh (HS) “ngồi nhầm lớp”. Qua phát hiện của báo chí và sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, Bộ GD-ĐT đưa ra 8 giải pháp cho năm học 2008-2009, như: các cơ sở giáo dục rà soát, phân loại các nhóm đối tượng trong số HS có học lực yếu kém; nhà trường phân công ban giám hiệu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, giúp đỡ HS yếu kém; tăng cường công tác thanh tra chuyên môn nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả dạy học ở từng lớp, của từng giáo viên...

Thế nhưng, cũng như dòng chảy ngầm của tình trạng HS lưu ban, bỏ học, chuyện “ngồi nhầm lớp” vẫn không được giải quyết triệt để, đôi khi người ta đã quên hoặc cố tình quên. Vào đầu tháng 3-2013, sau kỳ thi kiểm tra học kỳ 1, huyện An Lão - Bình Định phát hiện có 78 HS tiểu học, THCS  mất căn bản về kiến thức. Trong đó có 66 HS các lớp 8, 9 chưa thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; 12 HS lớp 3 chưa biết đánh vần.
img
Phần tính Toán nháp cùng kết quả phép tính và chữ ký của một HS lớp 9 ở Gia Lai. Ảnh Dân Trí
 
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Phòng GD-ĐT huyện An Lão, nguyên nhân của tình trạng này do nhà trường và gia đình chưa phối hợp chặt chẽ, một số trường còn chạy theo thành tích, ngại cho HS lưu ban, sợ HS bỏ học… Ngoài ra, còn do bất cập từ quy định HS hộ nghèo được ưu tiên lên lớp nên dẫn đến tình trạng trên. Để “chữa cháy”, một số trường tại huyện này cho HS “ngồi nhầm lớp” buổi sáng học lớp 3, lớp 4 hay lớp 8, lớp 9 nhưng buổi chiều lại học lớp 1 hay lớp 5 để học đánh vần, tập làm 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia (?!). Khảo sát của các nhà báo tại một tỉnh Tây Nguyên cũng cho thấy có em dù có bằng tốt nghiệp THCS nhưng làm phép tính cộng con số ngàn vẫn sai...

Mới đây, khi đánh giá về chất lượng giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thẳng thắn thừa nhận tình trạng HS “ngồi nhầm lớp” vẫn tồn tại; sự khác biệt về kết quả học tập của HS giữa các vùng miền còn lớn, nhất là những vùng có đông HS người dân tộc. Việc đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông của các trường, các địa phương là dựa vào chỉ số tỉ lệ tốt nghiệp THPT. Do đó, có bệnh chạy theo thành tích, nhiều trường có tỉ lệ tốt nghiệp 100%.

Đã bao năm rồi, lẽ nào căn bệnh chạy theo thành tích đã trở nên vô phương cứu chữa. Những con số đẹp, vỗ tay nhiệt liệt rồi lên nhận khen thưởng về thành tích dạy và học để làm gì khi đang tạo ra những sản phẩm giáo dục kém chất lượng? Đất nước sẽ về đâu khi đầu vào cho nguồn lực xã hội ngày càng kém đi? Hơn ai hết, Bộ GD-ĐT cần hành động và tạo sự thay đổi trong nhận thức của người có trách nhiệm ở địa phương, ở chính đội ngũ giáo viên, không để cho bệnh “ngồi nhầm lớp” lây lan thêm nữa.
 
Phải chấp nhận kết quả học tập và rèn luyện của HS nếu chưa tốt để tìm giải pháp giúp các em tiếp thu kiến thức, dạy thật, học thật. Có như vậy mới mong nâng chất lượng giáo dục, mới đưa giáo dục đúng tầm quốc sách.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo