xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mừng hay lo?

Minh Hà

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua chỉ bằng 3/4 của Philippines, Indonesia; khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia nhưng Việt Nam đã và đang gây choáng với thế giới về mức độ xài sang.

Năm 2014 đang đến và chưa một ai dám khẳng định “cơn bão” khủng hoảng tài chính sắp đến hồi kết nhưng người Việt Nam vẫn lạc quan. Theo con số vừa công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2013, trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu thì những mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu (ô tô nguyên chiếc, điện thoại di động…) lại có xu hướng nhập khẩu tăng.

Năm 2013 cũng là năm mà các hãng xe hơi hạng sang đua nhau đổ vào Việt Nam. Từ Audi, Mercedes, BMW, Porsche  đến Land Rover Infiniti, Jaguar và mới đây nhất là Lexus... Đáng nói hơn cả,  giá xe hơi ở Việt Nam hiện đắt gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực, trong khi các dây chuyền lắp ráp xe hơi trong nước lại đang dư thừa - một sự lãng phí kép!

Một con số khác cũng đang gây sốc, đó là người Việt Nam chi 1 tỉ USD/năm mỗi năm để mua điện thoại di động. Người Việt Nam cũng từng gây sửng sốt cho các nhà báo nước ngoài khi không ngần ngại ăn một tô phở bò kobe giá từ 650.000-850.000 đồng/tô, tiêu tốn không dưới 200 triệu USD/năm để ăn tổ yến… Thời điểm này, hầu như các sản phẩm hàng hiệu trên thế giới đều đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam; tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam luôn cao nhất nhì khu vực và thế giới, với mức bình quân 20%/năm...

Xài sang, đó là một tín hiệu mừng, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, đó là cách sống, quyền lựa chọn của mỗi người. Nhưng với Việt Nam, đây là điều cần suy ngẫm bởi đa phần người dân còn sống dưới mức nghèo khổ. Còn nhiều trẻ em chưa có cơ hội được đến trường, người bệnh không có tiền chữa trị. Còn quá nhiều cái chết thương tâm bởi thiếu cầu, phà qua sông; nhiều gia đình không có nhà ở, phương tiện đi lại tối thiểu...

Khoan nói đến sự chia sẻ, bản thân sự chênh lệch quá lớn giữa giàu - nghèo cũng đã là sự phản cảm, phản ánh sự chưa văn minh của một xã hội, sự thiếu minh bạch của quản lý.

Nhìn ở góc độ khác, sự xài sang này có sự bất ổn về tâm lý. Có chuyên gia cho rằng đó chỉ có thể là sự tự ti của lớp người mới nổi, không có sự tích lũy tư bản từ chất xám; đồng tiền kiếm được quá dễ dàng. Trên thực tế, tiền không vào túi ai một cách dễ dàng, kể cả với các đại gia tên tuổi quốc tế. Vì vậy, sự xem nhẹ đồng tiền, tiêu xài hoang phí đến độ nổi tiếng thế giới của một bộ phận người Việt Nam thực sự là một hiện tượng xã hội đáng báo động!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo