xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo phụ thuộc

AN QUÝ

Một dạo, thương lái Trung Quốc đổ xô sang nước ta gom mua chè vàng (loại chặt thô phơi tái) với giá cao. Người dân ham lời, chặt trụi các đồi chè đem bán. Thế là các nhà máy chè Việt Nam đói nguyên liệu, phải sang Trung Quốc mua với giá cắt cổ. Đến khi người dân trồng lại chè, thương lái Trung Quốc xuất hiện để bán chè giống.

Kịch bản như vậy cũng xảy ra với móng trâu. Thương lái Trung Quốc chỉ mua 4 móng với giá rất cao. Lập tức, nạn trộm trâu rộ lên; nhiều nông hộ túng bấn cũng giết trâu lấy móng bán cho thương lái Trung Quốc. Chẳng lâu sau, sản xuất nông nghiệp nước ta thiếu hụt sức kéo, thương lái Trung Quốc liền đưa máy kéo sang bán. Phía ta khi ấy mới vỡ lẽ...
 
img
Dưa hấu Đồng Tháp ế ẩm vì thương lái Trung Quốc không mua. Ảnh: Thốt Nốt

Rồi đến chuyện thương lái Trung Quốc gom mua mèo để cho chuột sinh sôi, phá hoại mùa màng; mua ốc bươu vàng nhằm kích thích nông dân nuôi ốc thật nhiều, phá đồng ruộng... Thâm độc hơn, theo phân tích của một vị giáo sư được chia sẻ trong cộng đồng mạng những ngày qua, thương lái Trung Quốc còn gom mua dây điện đồng và cáp quang vụn. "Phế liệu giá cao" đã xúi bọn bất lương đi cắt trộm dây điện cao thế và cáp quang. Mục đích của trò này là phá hoại hoạt động sản xuất và cắt đứt hệ thống thông tin của ta.

Hầu hết các vụ kể trên khi phía ta nhận ra bản chất thì đều đã muộn và phải gánh lấy hậu quả. Hậu quả dễ thấy nhất mà đã bao năm chúng ta chưa khắc phục hết được đó là nhập siêu quá lớn do lệ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Hiện có đến 85% hàng nhập khẩu Việt Nam là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và phục vụ gia công xuất khẩu. Nếu như năm 2001, Việt Nam lần đầu tiên nhập siêu từ Trung Quốc với chỉ 210 triệu USD thì con số đó hiện đã lên mức khủng khiếp: 16,3 tỉ USD vào năm 2012.

Vì phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nên cộng đồng doanh nghiệp nước ta đã trả giá đắt. Khi phía đối tác làm giá, ngưng bán hàng, thậm chí chi phối cả đầu ra thì các doanh nghiệp nước ta điêu đứng. Trong gần 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phá sản trong năm 2012, có rất nhiều công ty đã "chết" vì phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - ĐH Quốc gia Hà Nội, có đến 90% dự án công nghiệp nặng của Việt Nam do phía Trung Quốc trúng thầu thi công. Ăn theo dự án, hàng ngàn lao động phổ thông Trung Quốc kéo sang. Dù luật Việt Nam không cho phép sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài nhưng thực tế ở Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam…, lao động chui người Trung Quốc vẫn đông như kiến, làm cho người dân địa phương vừa mất việc làm vừa đối mặt với tình trạng mất an ninh trật tự.

Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng lệ thuộc vào bên ngoài thì đất nước mới tự cường. Phải tiến hành bằng việc sớm siết lại quy chế đấu thầu, dựng lên các hàng rào kỹ thuật hợp lệ, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tăng cường quản lý người nhập cư... - những giải pháp hoàn toàn có thể làm được nếu biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo