xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thay diện mạo

CAO TUẤN

Vẫn còn nhiều điều băn khoăn sau cuộc hội thảo do Vụ Các vấn đề xã hội Ban Tuyên giáo Trung ương và Báo Lao Động phối hợp tổ chức tại TPHCM hôm 26-1.

Với chủ đề “Thành tựu y học Việt Nam thời kỳ đổi mới; người Việt Nam ưu tiên khám chữa bệnh tại Việt Nam”, cuộc hội thảo đặt ra một vấn đề nóng bỏng là hằng năm có đến 40.000 bệnh nhân mang theo khoảng 2 tỉ USD ra nước ngoài chữa trị. Làm sao giữ chân họ? Để trả lời câu hỏi này cần có cái nhìn khái quát về thực trạng ngành y tế Việt Nam, nhu cầu khám chữa bệnh cũng như tâm lý của người dân.

Không ít lãnh đạo bệnh viện - những người trong cuộc - nhận xét rằng trình độ chuyên môn của nhiều bác sĩ Việt Nam, nhất là ở bệnh viện công, rất tốt. Thế nhưng, những yếu tố tạo nên một thầy thuốc hiện đại không chỉ có chừng ấy. Nền tảng của họ phải như chiếc kiềng 3 chân: năng lực, cơ sở vật chất (bao gồm trang thiết bị y tế hiện đại) và trách nhiệm (trong đó có y đức). Nói cách khác, chỉ với năng lực đơn thuần, bác sĩ sẽ không thể mang lại cho bệnh nhân niềm tin, không thể khiến họ phó thác sinh mạng của mình. Các trường hợp tử vong, tai biến thổi bùng dư luận gần đây ở một số tỉnh, thành đã cho thấy điều đó.

Không thể không nhận thấy nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng theo mức sống khá dần lên của họ. Bên cạnh yêu cầu được điều trị để vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo hay bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, người dân còn muốn tăng cường sức khỏe và làm đẹp.
Tính mạng, sức khỏe trở thành tài sản quý giá của họ và vì thế không dễ gì họ chấp nhận đánh đổi với một giá trị không tương xứng. Liệu có thể “rủ rê” họ đến với các bệnh viện đang trong tình trạng chen chúc, nhếch nhác, trang bị nghèo nàn, thủ tục phiền hà với những y - bác sĩ mặt lạnh như tiền?

Thực tế cho thấy không phải tất cả 40.000 người ra nước ngoài điều trị đều thuộc giới giàu có, vẫn có một bộ phận trung bình và nghèo rất “đau” nỗi đau đi xa, tốn kém, nợ nần... Tuy nhiên, họ đã tính toán thiệt hơn và chấp nhận trả giá. Hiểu theo cách nào đó thì có thể những bệnh viện còn lắm khuyết tật trong nước đã đẩy họ ra khỏi quỹ đạo y tế nước nhà.

Vậy làm thế nào vận động “người Việt Nam ưu tiên khám chữa bệnh tại Việt Nam” hay nói cách khác là làm sao giữ chân họ? Bệnh nhân luôn đặt lên hàng đầu tính hiệu quả, an toàn, nhanh chóng, được tiếp cận hệ thống dịch vụ đi kèm và được tôn trọng trong môi trường văn hóa của bệnh viện. Họ cũng rất cần sự minh bạch khi không may gặp tai biến hay tử vong vốn là nỗi ám ảnh của người bệnh.

Trình độ tay nghề cao của bác sĩ - điểm mạnh nhất mà ngành y tế chúng ta đang có - thật ra cũng chỉ được nhìn thấy chủ yếu ở tuyến trên, ngược với thực trạng thiếu và yếu về nhân lực ở tuyến cơ sở. Vì vậy, sửa chữa hệ thống y tế theo mô hình kiềng 3 chân để có thể từng bước giữ chân bệnh nhân càng trở thành nhiệm vụ nan giải.

Những ai sốt ruột, thậm chí xót xa khi nghĩ về số tiền 2 tỉ USD (thực tế có thể nhiều hơn) “chảy” ra nước ngoài mỗi năm cũng cần nhìn thẳng vào thực tế: Y tế đất nước tuy có những bước phát triển đáng mừng nhưng vẫn bộc lộ không ít khiếm khuyết, dẫn đến những lời than phiền xuất hiện phổ biến, với mức độ đậm nhạt khác nhau.

Hãy quyết liệt thay đổi diện mạo chính mình theo tinh thần “hữu xạ tự nhiên hương”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo