xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Starbucks và những thách thức

LƯU NHI DŨ

Thông tin ・ông lớn・ cà phê Starbucks vào Việt Nam chẳng gây ngạc nhiên mấy vì chúng ta phải mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó cũng là chiến lược phát triển của Starbucks hướng về châu Á sau khi đã có mặt tại Ấn Độ...

Starbucks là thương hiệu cà phê khổng lồ khởi phát từ TP Seattle (Mỹ). Trên đường phát triển của nó đã có ít nhất vài chục thương hiệu cà phê bị “tiêu diệt”, trong đó có thương hiệu từng nổi tiếng một thời như Java City. Hiện Starbucks vẫn phát triển rất mạnh, cứ mỗi ngày, ở đâu đó trên thế giới lại “mọc” lên khoảng 5-6 quán cà phê Starbucks.
 
Starbucks thành công nhờ xây dựng được một văn hóa, triết lý cà phê hấp dẫn “rót cả tâm hồn vào đáy cốc” (cũng là tên một cuốn sách của người sáng lập Starbucks - Howard Schultz); nhờ chất lượng với những sản phẩm cà phê đa dạng, tính quần chúng rộng mở trong thiết kế các tiệm bán lẻ… Starbucks thành công còn ở tính nhân bản của ông chủ, khi mà nhân viên của Starbucks chỉ cần làm việc 20 giờ/tuần là được hưởng chế độ bảo hiểm đầy đủ. Ông chủ Starbucks từng tuyên bố rằng số tiền an sinh xã hội cho nhân viên của ông còn nhiều hơn tiền mua nguyên liệu cà phê…

Nhưng liệu Starbucks có được đón chào ở Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil? Và liệu những Highlands, Trung Nguyên có thể cạnh tranh nổi với Starbucks?

Starbucks có nhiều lợi thế về vốn, thương hiệu, rất giỏi trong marketing. Đừng nghĩ rằng Starbucks là cà phê thuộc dạng thức ăn nhanh (fast-food). Hãy đến một tiệm cà phê của Starbucks, nhìn vào “thực đơn”, bạn sẽ choáng ngợp với danh sách những loại cà phê khác nhau. Đừng nghĩ rằng cà phê Starbucks nhạt nhẽo, hãy uống thử cà phê Espresso hay Double-Espresso, đâu có khác mấy cà phê pha phin?
 
Trước khi đến Việt Nam, chắc chắn họ đã nghiên cứu kỹ gu thưởng thức cà phê của người Việt để biết phải bán cà phê loại gì. Cũng đừng nghĩ rằng giá cà phê Starbucks khá cao. Những quán cà phê ở TPHCM, Hà Nội, nơi mỗi ly cà phê có giá trên 30.000 đồng, vẫn đầy khách. Và trên hết, cà phê của Starbucks là cà phê thật, không hóa chất, không phải cà phê - bắp... Tất cả cho thấy Starbucks hoàn toàn có đất phát triển ở Việt Nam.

Câu chuyện của Starbucks vào Việt Nam cho thấy thị trường bán lẻ ở nước ta còn rất tiềm năng và cạnh tranh quyết liệt. Starbucks cũng buộc những “ông lớn” cà phê ở Việt Nam tăng tốc, trước hết phải chiếm lĩnh được thị phần trong nước mới hy vọng tạo được thương hiệu quốc tế. Starbucks cũng buộc chúng ta phải suy nghĩ: Một quốc gia có sản lượng cà phê lớn thứ hai trên thế giới vẫn chưa có thương hiệu tầm vóc, vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê hạt. Không chỉ có cà phê, nhiều sản phẩm nông - lâm - thủy sản khác vẫn phải xuất thô để làm giàu cho nhiều nhà sản xuất trên thế giới.

Starbucks vào Việt Nam thách thức không chỉ với ngành bán lẻ, với cà phê Việt Nam mà còn thách thức tiềm năng sáng tạo Việt để có những sản phẩm giá trị gia tăng tầm vóc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo