xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thả giá điện!

PHAN ĐĂNG

Khi còn đang khá lúng túng với việc đưa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường vào cuộc sống, Bộ Công Thương lại vừa có một đề xuất rất đáng chú ý đối với giá điện

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chỉnh sửa một số nội dung của dự thảo Luật Giá, Bộ Công Thương kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung trong dự thảo như Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát điện, bán buôn, truyền tải, phân phối...
Bộ này cho rằng thị trường điện cạnh tranh hình thành sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mua bán, do vậy quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không phù hợp và thiếu khả thi. Nói cách khác, với đề xuất trên, Bộ Công Thương muốn được thả nổi giá bán lẻ điện.

Đề xuất của Bộ Công Thương trong thời điểm và bối cảnh độc quyền cao độ của “ông lớn” Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay đã khiến không ít người ngỡ ngàng. Dù rằng nước ta có đặt ra việc tiến đến thị trường điện cạnh tranh, cạnh tranh từ khâu phát đến bán buôn và bán lẻ, song đó là một lộ trình dài với không ít khó khăn phải vượt qua. Theo lộ trình này, thị trường điện cạnh tranh Việt Nam phải đi qua 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015-2022) và cuối cùng là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Nhìn vào lộ trình trên đã có thể thấy ngay ở cấp độ đầu tiên là việc hình thành thị trường phát điện cạnh tranh đã không hề dễ dàng. Đặt ra mục tiêu khởi động thị trường này từ năm 2005 nhưng mãi tới giữa năm 2011 mới hoàn thiện các cơ chế cần thiết để vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Khởi đầu đã chậm trễ và gian nan thế thì đến khi nào mới đi tới đích cuối cùng là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh?

Chưa biết khi nào mới có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vậy vì sao bộ chủ quản ngành điện lại sốt sắng như vậy trong việc thả nổi giá điện?

Câu hỏi trên không khỏi khiến nhiều người liên tưởng tới chuyện các “ông lớn” xăng dầu ở nước ta cứ đòi phải được kinh doanh xăng dầu “theo cơ chế thị trường”. Nói là thị trường song ai cũng thấy rằng Petrolimex và một vài “ông lớn” khác giữ vai trò chi phối thị trường xăng dầu cả nước. Chuyện mù mờ lỗ lãi thời gian dài vừa qua khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần về giá hợp lý của mặt hàng xăng dầu.

Nhìn vào xăng dầu hay những mặt hàng đang bị những “ông lớn” độc quyền hay một nhóm giữ vai trò chi phối giá cả thao túng, người tiêu dùng hoàn toàn có lý do để lo ngại về đề xuất thả nổi giá bán điện khi mà EVN đang giữ vai trò độc quyền quá lớn. Thả như thế thì người tiêu dùng không lo sao được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo