xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu dứt khoát

PHAN ĐĂNG

Không khỏi bất ngờ khi Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A họp ngày 28-11 tại Hà Nội lại tiếp tục để ngỏ “số phận” của 2 dự án “kỳ lạ” này.

Trái ngược với sự nóng lòng trông chờ của công luận, việc họp bàn và quyết định về 2 dự án này ngày càng tỏ ra nhì nhằng, thiếu dứt khoát khiến dư luận lo ngại: Liệu đây có phải là cách nín thở qua sông?

Giới chuyên môn, dư luận đã có rất nhiều phân tích, đánh giá toàn diện về lợi và hại của 2 dự án thủy điện này. Trong đó, nổi bật là tính pháp lý của 2 dự án thủy điện xâm hại vào “báu vật quốc gia” là Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tài sản vô giá này thuộc diện được bảo vệ của cả 2 đạo luật, Luật Đa dạng sinh học cùng Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.

Hơn thế, “báu vật” này còn đang được đề xuất UNESCO công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới.

Ấy vậy mà cuộc họp của Hội đồng Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vẫn chưa thể đưa ra kết luận tưởng như đã rõ mười mươi. Tham gia Hội đồng Thẩm định, một vị tiến sĩ có uy tín trong lĩnh vực môi trường đã đưa ra những phân tích với những lập luận và luận cứ khách quan, khoa học để đi đến kết luận: Báo cáo ĐTM về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chưa đủ điều kiện để hội đồng thẩm định xem xét, thông  qua.

Vậy vì sao một cơ quan quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm trong lĩnh vực môi trường lại chưa thể đưa ra kết luận dứt khoát về một vấn đề môi trường đã quá rõ ràng như vậy?

Không hy sinh môi trường vì lợi ích kinh tế, quan điểm và cách hành xử này đã được khẳng định trên khắp thế giới. Tàn phá, hủy hoại, “bóc lột” môi trường để phục vụ lợi ích kinh tế đã khiến thế giới, nhiều quốc gia phải trả giá quá đắt. Cái giá này sẽ còn khủng khiếp hơn gấp bội nếu tiếp tục ứng xử tệ bạc với môi trường. Những cơn thịnh nộ dữ dội của thiên nhiên xảy ra khắp nơi trên hành tinh trong thời gian qua đã khẳng định điều đó.

Giá trị, sự trường tồn của môi trường khó có thể đem ra cân đong, so sánh với giá trị và lợi ích kinh tế. Thủy điện nước ta có cả ngàn cái lớn nhỏ, song “báu vật” Nam Cát Tiên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy vì sao lại tiếp tục còn để ngỏ cửa khiến “báu vật” này phải trả giá cho 2 dự án thủy điện “kỳ lạ”? Khi trả lời trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cũng đã phát đi thông điệp hết sức rõ ràng: Không làm thủy điện nếu tác động xấu tới môi trường.

Tất cả đều đã rõ ràng, vậy sao còn tiếp tục để ngỏ, vì sao lại thiếu dứt khoát?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo