xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu nhạc trưởng

TS TÔ VĂN TRƯỜNG

Thông tin thủy triều trạm Phú An - TPHCM đạt đỉnh lịch sử 1,62 m chiều 17-10 vừa qua gây ngập nhiều nơi và có bờ bao bị bể, thiệt hại về kinh tế và xáo trộn cuộc sống của người dân gây bức xúc trong công luận. Lỗi tại ai?

Theo phân tích thống kê chuỗi đo số liệu nhiều năm thì năm nay mực nước triều tại trạm Phú An lẽ ra chỉ đạt khoảng 1,5 m. Nguyên nhân triều cao lịch sử năm nay ở Phú An có thể là đang rơi vào năm có chu kỳ triều cao 19-20 năm và lòng sông bị bồi đắp. Căn cứ vào ảnh viễn thám và tài liệu cơ bản địa hình năm 1984 (khi chưa có tác động nhiều của con người vào tự nhiên), lấy biên dưới ở Vũng Tàu, biên trên là Trị An và Dầu Tiếng chạy bài toán mô phỏng thì mực nước triều đỉnh ở Trị An năm nay cũng chỉ khoảng 1,3 m.

Từ cuối tháng 9 đến nay có 3 đợt triều cường, đều gây ngập, chủ yếu do đỉnh triều cao, có lúc (cuối tháng 9 đầu tháng 10) do mưa, triều và xả lũ kết hợp. Nguyên nhân chủ yếu làm mực nước triều  trạm Phú An đạt đỉnh lịch sử không phải do biến đổi khí hậu mà do chính tác động của con người đã đô thị hóa ồ ạt không theo quy hoạch hợp với tự nhiên; nhiều nhà cửa, công trình xây cả ở vùng trũng, bờ bao lấn chiếm không gian chứa và thoát nước. Ngoài ra, một phần do thi công các công trình gây ách tắc hoặc đường tiêu thoát nước mưa tạm thời không đủ lớn. Đáng chú ý, còn do một số cư dân thiếu ý thức, xả rác ra kênh rạch gây bồi lấp co hẹp dòng chảy kênh rạch hoặc xả rác trên đường làm bít cửa các hố ga tụ nước hai bên đường, nước không chảy thoát vào cống tiêu được, gây ngập úng.

Trách nhiệm để tình trạng ngập úng lâu nay ở TPHCM là do không có “nhạc trưởng” chỉ huy quy hoạch tổng thể, không có giải pháp đồng bộ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Tầm nhìn của cơ quan trực tiếp phụ trách quản lý và phát triển đô thị còn nhiều hạn chế. 

Cần rà soát lại các dự án chống ngập cho TPHCM. Các công trình đã rõ, hiệu quả cao, không mâu thuẫn với lâu dài phải được ưu tiên đầu tư cho hoàn chỉnh. Ví dụ khu vực Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) bờ bao hay bị vỡ nhưng nếu thi công xong cống Gò Dưa thì người dân không còn phải sống thấp thỏm lo vỡ bờ bao! Tuy nhiên, việc tiếp tục các giải pháp bảo vệ kiểu “đuổi theo” như vậy lại có thể làm phát sinh tâm lý của các nhà quy hoạch, giới đầu tư và cả người dân: “Cứ quy hoạch, xây dựng, phát triển ở những vùng trũng thấp, nếu xảy ra ngập thì đã có chính quyền lo!”. Do đó, ứng cứu là việc cần làm trước mắt nhưng về lâu dài, ngoài các biện pháp công trình, phải quan tâm đến giải pháp phi công trình, khi làm quy hoạch chi tiết trong bài toán tổng thể tìm cách trả lại cho tự nhiên tối đa không gian chứa và thoát nước. 

Làm được như vậy, người dân trong vùng ngập triều sẽ đỡ khổ, trước mắt sẽ bớt thảm cảnh tự bơi trong nước ngập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo