xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu chí đo lường

TS Nguyễn Minh Phong

Cùng với sự phát triển kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế, đội ngũ và vai trò doanh nghiệp, doanh nhân sẽ ngày càng tăng cả về lượng và chất, cả bề rộng lẫn bề sâu, cả quy mô lẫn hiệu quả.

 Đặc biệt, cùng với xu hướng mờ dần sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp (DN) cũng sẽ đậm dần hơn xu huớng quốc tế hóa và yêu cầu nghiêm khắc hơn về trách nhiệm xã hội trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của các DN, doanh nhân.

Năm 1953, H.R.Bowen lần đầu tiên đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân nhằm tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các DN làm tổn hại cho xã hội. Suốt 60 năm qua, nội dung trách nhiệm xã hội của DN ngày càng mở rộng và đầy đủ hơn. Thế giới ngày càng coi trách nhiệm xã hội của DN như một tiêu chí bắt buộc về cam kết thực hiện kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung.

Nói cách khác, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành tiêu chí đo lường, điều kiện và động lực phát triển kinh doanh hiệu quả của DN cũng như sự phát triển bền vững đất nước. Một DN thành công và được xã hội đánh giá cao không chỉ ở sự cải thiện không ngừng về các chỉ tiêu thị phần, doanh số, lợi nhuận, nộp thuế, mà còn phải coi trọng và cải thiện tốt hơn mức lương, phúc lợi, các điều kiện làm việc, sự bình đẳng về giới cho người lao động trong DN; đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng; đồng thời chủ động tham gia các hoạt động từ thiện xã hội; tuân thủ đầy đủ, thực chất hơn luật pháp kinh doanh, các cam kết chất lượng; quảng bá sản phẩm trung thực, phát triển dịch vụ hậu mãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đề cao sử dụng tiết kiệm tài nguyên quốc gia và không gây hại cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh chung của nền kinh tế, cũng như không được phép làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác…

Trách nhiệm xã hội của DN cần được thể chế hóa cả về luật định và tổ chức. Đặc biệt, cần có cơ chế để người tiêu dùng chấm điểm và tạo áp lực buộc DN thực hiện các trách nhiệm xã hội và cả quyền khiếu nại, tẩy chay, quay lưng với DN nào coi nhẹ trách nhiệm xã hội của mình và lợi ích chung của cộng đồng.

Thực tiễn thời đại tiếp tục đòi hỏi sự mở rộng và thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của DN, doanh nhân. Đã vĩnh viễn qua rồi thời của sự vô cảm, vô trách nhiệm và lối tư duy nhiệm kỳ, cách hành xử chụp giựt, ích kỷ, ngắn hạn, kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo