xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tuyển sinh và chất lượng

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Hôm nay, hàng triệu sĩ tử chính thức bước vào cuộc thi tuyển sinh với niềm hy vọng có được một chỗ ngồi chính thức trên giảng đường đại học (ĐH).

Tổ chức tuyển sinh ĐH hằng năm theo cách làm như hiện nay bị cho là quá tốn kém về tiền bạc, công sức, năng lượng, thời gian của xã hội. Điều này ai cũng thấy, cũng hiểu. Không dưới một lần, người ta đã đặt câu hỏi liệu có nên duy trì kiểu làm này để tuyển chọn tinh hoa, trí thức tiềm năng cho đất nước? Cũng không dưới một lần, đã có ý kiến đề nghị nhập các cuộc thi tú tài và tuyển sinh ĐH thành một hoặc cho phép các trường ĐH xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc phổ thông. Nhưng rồi, sau nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi sôi nổi trên mọi diễn đàn - cũng rất tốn kém - mọi việc trở lại như cũ.

Tất cả, suy cho cùng, chỉ vì bài toán chất lượng giáo dục ĐH cho đến bây giờ vẫn chưa được giải một cách thỏa đáng. Bao nhiêu năm qua, các nhà quản lý giáo dục ở cấp cao đã không thiếu nỗ lực trong việc tìm kiếm, thử nghiệm các giải pháp cho bài toán. Nhưng rồi mặt bằng chung về chất lượng đào tạo vẫn không được nâng lên, nếu không muốn nói là cứ tiếp tục đi xuống. Người ta nói: Tuyển sinh vốn là cuộc sát hạch gắt gao, đã có tác dụng sàng lọc, phân loại học sinh và chỉ cho phép thành phần ưu tú bước vào môi trường ĐH, vậy mà chất lượng đầu ra còn thấp so với các nước; bây giờ bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH thì hẳn chất lượng sẽ còn tệ hơn nữa.                  

Thực ra, ở rất nhiều nước có hệ thống giáo dục tốt hơn hệ thống của chúng ta, người ta không tổ chức thi tuyển sinh ĐH. Thậm chí, có những nơi cổng trường ĐH được mở rộng để đón nhận tất cả những người nào có bằng tú tài muốn học tập tại trường. Không ít sinh viên chói sáng ở môi trường ĐH và sau đó trong đời sống nghề nghiệp đã bắt đầu hành trình học tập ở bậc ĐH với một hành trang kết quả học tập trung học rất nghèo nàn. 

Vấn đề cải thiện chất lượng giáo dục ĐH rốt cuộc là vấn đề liên quan đến học trình ĐH chứ không phải đến việc tuyển sinh đầu vào. Một học trình được tổ chức hợp lý, từ kết cấu chương trình đến cách thực hiện chương trình và được triển khai một cách khoa học theo phương pháp hiện đại bởi những người thầy vừa có tâm huyết vừa có tài năng thì chắc chắn sẽ cho ra nhiều sản phẩm có chất lượng.     

Muốn có những học trình như thế, điều cần làm trước hết là giải phóng nền giáo dục khỏi chiếc  khung tù túng của xã hội hành chính hóa. Rõ hơn, cần để cho nhà trường, người thầy được tự do trong việc thực hiện chức năng xã hội của mình, trong việc xác định sứ mạng nghề nghiệp cũng như tìm kiếm phương tiện để thực hiện sứ mạng đó, trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh để tồn tại, để tự khẳng định. Có thể, trong thời kỳ đầu, xã hội buộc phải chứng kiến một cảnh tượng hỗn độn với đủ thứ thượng vàng hạ cám, thực - giả, vàng thau lẫn lộn ở các sân trường, giảng đường. Nhưng rồi, với khả năng tự điều chỉnh, chọn lọc, đào thải, để có thể sinh tồn và phát triển, như mọi tổ chức có sự sống, môi trường giáo dục chắc chắn sẽ dần hoàn thiện, tốt lên theo thời gian.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo