xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng KH-ĐT: Không thể nay nhập bộ, mai lại tách!

Thế Dũng

(NLĐO)- Về đề nghị sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đúng là chỉ có một số ít các nước có tên gọi Bộ KH-ĐT nhưng việc sáp nhập phải nghiên cứu kỹ, thận trọng, phải dựa trên cơ sở khoa học, có luận cứ, đảm bảo tính bền vững, chứ không phải "nay nhập, mai tách".

Sáng nay 2-11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã có trả lời báo chí về việc sáp nhập một số Bộ ngành theo Nghị quyết số 18-NQ/TW - Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ trưởng KH-ĐT: Không thể nay nhập bộ, mai lại tách! - Ảnh 1.

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Trả lời câu hỏi về cá nhân Bộ trưởng thấy thế nào về chủ trương sáp nhập một số bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trong đó có sáp nhập KH-ĐT với Bộ Tài chính?, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói: "Hiện chưa có ai bàn về việc sáp nhập. Nghị quyết cũng nêu là có thể đề xuất. Việc này phải nghiên cứu kỹ, một cách thận trọng để đảm bảo chuyện có nhập hay không nhập phải dựa trên cơ sở khoa học, có luận cứ, có phương pháp luận và phải đảm bảo tỉnh bền vững. Chứ không phải nay nhập, mai tách".

Làm rõ thêm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích do thể chế kinh tế, trình độ phát triển, chủ trương đường lối của Việt Nam mà tổ chức các chức năng nhiệm vụ của Bộ ngành cho phù hợp với tình hình của đất nước và thực tế của thế giới.

Ông Dũng dẫn chứng Bộ KH-ĐT trong tương lai sẽ chịu trách nhiệm tập trung làm những vấn đề vĩ mô, xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách, có tính chất hoạch định tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ những vấn đề về định hướng phát triển.

Về ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính có chức năng nhiệm vụ tương đồng nhưng khi làm chính sách thường hay vênh nhau nên nhập lại để thống nhất, tinh gọn đầu mối, Bộ trưởng KH-ĐT nói: "Tôi cho rằng ý kiến này cũng không hoàn toàn chính xác".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết trên thế giới chỉ có một số ít các nước có tên gọi giống Bộ KH-ĐT. Dù tên gọi khác nhau nhưng chức năng nhiệm vụ như nhau, cùng làm chức năng tham mưu hoạch định chính sách, đường lối phát triển, quy hoạch phát triển…

"Hai Bộ KH-ĐT và Tài chính có chức năng nhiệm vụ khác nhau, không thể nói là trùng nhau, không có gì gọi là chồng chéo cả. Việc ai người đó làm, phân định tương đối rõ. Cùng liên quan đến ngân sách, cân đối ngân sách nhưng Bộ KH-ĐT là phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính là làm về phân bổ nguồn lực cho chi thường xuyên"- ông Dũng giải thích.

Ông Dũng lập luận Bộ KH-ĐT ra đời là có vấn đề lịch sử và đặc thù. Theo đó, tiền thân của Bộ KH-ĐT là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và trước đây nữa là Uỷ ban Kiến quốc do Bác Hồ thành lập từ hồi lập nước.

"Đặc thù Việt Nam là một nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường nên các Bộ ngành cũng có sự khác nhau và có tính lịch sử so với nhiều nước"- ông Dũng nói.

Người đứng đầu ngành KH-ĐT cho hay ở các nước người ta thường gọi cơ quan giống Bộ KH-ĐT là Bộ Phát triển, Bộ Kinh tế... Còn Trung Quốc gọi là Uỷ ban Phát triển và cải cách nhà nước. Tất cả các nước đều có cơ quan làm những nhiệm vụ này.

Ngày 25-10-2017, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết nêu rõ: Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo