xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn lại lời hứa của các Bộ trưởng

Theo Đỗ Tuấn (Lao Động)

Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, các vị bộ trưởng, trưởng ngành sẽ báo cáo việc thực hiện lời hứa trước cử tri. Nhưng vượt lên trên ý nghĩa của việc thực hiện những lời hứa, đây sẽ là dịp mà người dân đánh giá những gì mà “một thế hệ bộ trưởng mới” đã làm sau hơn một phần tư nhiệm kỳ.

Từ số báo này, chúng tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi với một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia để nhận xét kết quả những điều mà các bộ trưởng đã nói, đã hứa...
 
Vàng vẫn trong “ống bơ”, tiền khó đến DN
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình từng phát biểu: “Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt Nhà nước huy động số vàng đó?”. Nhưng thực tế, vàng vẫn để ở “ống bơ” từng nhà; còn lãi suất ngân hàng tuy giảm nhưng DN lại rất khó tiếp cận. DN đã khó lại càng khó.
 
img
Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Chưa có thuốc làm cho vàng “sống”
 
Ngày 3.4.2012, Nghị định 24 có hiệu lực, theo đó, SJC trở thành vàng miếng thương hiệu quốc gia do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền sản xuất, trong khi các loại vàng miếng khác sẽ phải ngừng sản xuất. Đây là một trong những nỗ lực nhằm kiểm soát thị trường vàng, như thống đốc từng tuyên bố: “Nếu vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 400.000 đồng/lượng trở lên chứng tỏ đã và đang có hiện tượng đầu cơ, làm giá”.
"Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy"
 
Thống đốc  Nguyễn Văn Bình
Nhưng trong suốt 14 tháng qua, ngay cả sau câu chuyện “thương hiệu vàng quốc gia”, NHNN vẫn gần như bất lực trong việc khiến người dân tin tưởng để đưa số “vàng chết” khoảng 500 tấn vào lưu thông trong Kho bạc Nhà nước. Ngay trong thời điểm hiện tại, chênh lệch giữa vàng  SJC so với giá vàng thế giới có thời điểm đã tăng lên mức kỷ lục với 3 triệu đồng/lượng. Nếu chênh lệch quá 400 ngàn/lượng là đầu cơ- như tuyên bố của thống đốc- thì hiện tượng đầu cơ đang diễn ra trên diện rộng và không thể ngăn chặn.
 
Đại biểu QH khóa XII Phạm Thị Loan cho rằng: Việc có một thương hiệu vàng quốc gia SJC làm rất nhiều người thiệt hại, gây ra rất nhiều bức xúc bởi nó tạo ra sự bất bình đẳng khi cũng là vàng, nhưng vàng của dân (dù cùng tuổi vàng) lại kém giá trị hơn loại qua khuôn đúc SJC. Về vấn đề huy động vàng trong dân, bà Loan- hiện là Chủ tịch Tập đoàn Việt Á- cho rằng: Phải điều hành làm sao để người dân tin vào đồng nội tệ, đó mới là cái gốc chứ không phải là chuyện cấm. Bởi làm sao cấm được lòng dân, làm sao buộc được dân phải tin vào thứ mà họ không thể tin khi đồng nội tệ bị lạm phát làm cho méo mó.
 
img
Đại biểu Quốc hội khóa XII Phạm Thị Loan

 “Vàng là vàng, nhưng đôi khi cũng là đất thôi, vì nó chỉ mang giá trị quy ước. Để dân tích trữ vàng nhiều như thế thì đó chính là sự thất bại của đồng nội tệ và điều hành kinh tế”- bà Loan nói.
 
Đang có tâm lý “quá mù ra mưa”
 
Chú trọng tới chính sách tiền tệ, tài khóa mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thực hiện từ đầu nhiệm kỳ, cựu Thống đốc NHNN - TS Cao Sĩ Kiêm - cho rằng: “Đã bắt đầu được củng cố tốt hơn, hướng tới tính ổn định của nền tài chính”. Việc chống lạm phát từ chính sách tài khóa, tiền tệ, ông Kiêm đánh giá là “thành công, có kết quả rõ ràng dù đây là việc khó trong nhiều năm qua”.
 
Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn có vẻ không được tốt như sự lạc quan của thống đốc. Trong khi lãi suất huy động của dân đã giảm ngay lập tức thì việc cho vay đầu ra là chưa thành công. Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ hiện nay, ông Cao Sĩ Kiêm đưa ra con số hiện khoảng 60% số DN tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, 40% còn lại không thể.
 
Theo ông Kiêm, việc kéo lãi suất với các khoản vay cũ về 15% là đúng, nhưng “lời khuyên không phải là quy định pháp luật”. Vì thế đã sinh ra tình trạng có NH thực hiện, có NH không làm.

Về vấn đề lớn nhất của DN là không tiếp cận được vốn. Nguyên nhân- theo ông Kiêm, là do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá chậm. “Trước đây 17%, giờ chỉ được 8-9%. Và mức tăng trưởng này không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Với tình trạng sức mua quá thấp, tồn kho quá cao, DN không bán được hàng, không trả được nợ, không vay được tiền. Trong khi đó, chi phí đầu vào- đáng lẽ phải giảm, thì lại tăng rất nhanh, tăng rất cao. Không tiếp cận được nguồn vốn khiến các DN thậm chí không dám vay, vì càng làm càng tồn, càng nợ, càng lỗ.
 
“DN đang có tư tưởng mặc kệ. Quá mù ra mưa rồi, khi mà muốn vươn lên cũng không được nữa”- ông Kiêm nói.

Bà Phạm Thị Loan cũng đánh giá, do lo sợ nợ xấu gia tăng, kết quả từ việc xử lý nợ xấu chưa có hiệu quả, ngân hàng đã siết chặt các tiêu chí cho vay, đến mức gần như đã chặn đường DN.

Giải pháp tốt nhất là cần có sự thương lượng, chia sẻ giữa NH và DN.

Tuy nhiên, muốn giải quyết rốt ráo, phải xóa bỏ “lợi ích nhóm”- như thừa nhận của thống đốc- bởi “lợi ích nhóm” trong ngân hàng đang tạo  sự “độc quyền vốn” ngoài thực tế.
 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo