Chợ - Siêu thị
25/09/2016 09:34

Chống thực phẩm bẩn: Nhiều bộ cùng quản lý, “nhiệm vụ bất khả thi“

Chưa bao giờ, ngộ độc thực phẩm lại là vấn đề đáng báo động như hiện nay. Chống thực phẩm bẩn trở thành nhiệm vụ của nhiều cơ quan ban ngành, nhưng càng đông cơ quan quản lý, càng khó khăn trong việc thực thi.


Măng ngâm hoá chất

Măng ngâm hoá chất

Làm thế nào để trả lại sự trong sạch cho thị trường thực phẩm để người nông dân, doanh nghiệp lẫn người dùng đều không bị ảnh hưởng?

Cuộc chiến không cân sức

Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2015, toàn quốc có 171 vụ ngộ độc TP với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến hơn 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng tháng 4/2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc.

Tại TP.HCM, theo Chi cục VSATTP TP.HCM, chỉ trong 4 tháng đầu 2016, đã có 5 vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến 248 người, bằng với cả năm 2014 và gần bằng với số người mắc trong năm 2015 là 268 người tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Duy Đức, Phân viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau quy hoạch cho biết: “Hầu hết, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm đều do vi sinh vật, chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 52%, chiếm tỷ lệ 3/5 vụ xảy ra trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân còn lại là do thực phẩm bị biến chất, hóa chất tồn dư trong thực phẩm… “.

Theo ông Đức, các thực phẩm không an toàn thường gặp hiện nay là: rau, củ, quả, do quá dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng; hải sản, mật ong (do dư lượng kháng sinh); cà phê, điều, lạc (độc tố, nấm mốc); thịt (chất tăng trưởng, tạo nạc cấm sử dụng…).

Tình hình đáng ngại như thế nhưng thực tế quản lý về vấn đề này, theo ông Đức hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, vấn đề an toàn thực phẩm do 5 bộ cùng quản lý, bao gồm: Bộ y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Quốc phòng. Sự chồng chéo trong nhiệm vụ khiến việc xử lý, ngăn chặn thực phẩm bẩn trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.

“Hiện mới chỉ có TP.HCM là quyết liệt trong việc chống thực phẩm bẩn, thành lập ban an toàn thực phẩm ở TP.HCM để thực thi nhiệm vụ này. Các địa phương khác thì vấn đề quản lý vẫn còn nhiêu khuê, chồng chéo”, ông Đức nhận xét.

Mối nguy hại không ở trong một lãnh thổ

Có mặt tại Diễn đàn Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp chủ đề “An toàn thực phẩm - Câu hỏi về sự phối hợp và tin tưởng lẫn nhau” tổ chức tại TP.HCM mới đây, rất nhiều chuyên gia cho biết, việc chống thực phẩm bẩn là một quy trình kéo dài, không chỉ từ người nuôi trồng hay kinh doanh mà là từ khâu chọn giống, hạt… cũng như sau thu hoạch, cung cấp ra thị trường.

“Hiện nay, thị trường rất nhiều sản phẩm được sản xuất, trồng ở các quốc gia khác nhau nên vấn đề chống thực phẩm bẩn mở rộng ra khỏi biên giới”, bà Hoàng Mai Vân Anh, Đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) cho biết.

Theo kết quả khảo sát của UNIDO, ngoài những nguyên nhân chủ quan, do chính người nuôi, trồng, cung cấp… thì nguyên nhân gây nên mất an toàn thực phẩm của Việt Nam còn đến từ khách quan, từ khâu thu hoạch, vận chuyển.

Khảo sát từ Sơn La, địa phương cung cấp rau quả chính cho thị trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ thiệt hại sau thu hoạch cao. Cụ thể, rau ăn lá thiệt hại 30-40%, Cây ăn quả là 20-30%.

Để chuyển rau quả về Hà Nội, người vận chuyển cố gắng nhét vào đủ xe, tỷ lệ tổn thất sau vận chuyển rất cao. Điều này khiến cho nông sản bị dập, hỏng, khiến giá thành bị đội lên, phía người bán thì phải có những tính toán khác để không ảnh hưởng đến doanh thu.

Bà Mai đánh giá: “Thực sự, có quá nhiều điểm yếu trong hệ thống thực phẩm quốc gia”.

Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ở Việt Nam ngày càng tăng. Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo, tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 tăng 5,1%/năm, tương đương 29,5 tỷ USD. Không dừng lại ở đó, doanh số bán hàng thực phẩm tăng 10,2% trong năm 2016. Mức tăng trưởng hàng năm cho giai đoạn 2015‐2020 là 10,9%.

Nguyên nhân là vì khả năng chi trả tốt hơn và hệ thống bán lẻ phát triển hơn. Tuy nhiên, theo bà Loan, nhu cầu người dùng hiện nay không chỉ ăn ngon mặc đẹp mà bây giờ là ăn an toàn, xanh sạch, tiêu dùng bền vững.

“Để giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn, phải liên kết các tổ chức trong hệ thống. Không chỉ đợi cơ quan chức năng, người bán lẻ phải liên kết với nhà cung ứng để đảm bảo ATTP. Nhà bán lẻ phải trực tiếp là người kiểm tra, giám sát”, bà Loan nói.

Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi các đơn vị có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, ở phía người dùng, vẫn rất khó nhận biết đâu là sản phẩm an toàn hay không. Khi không thể tẩy chay và trong điều kiện không đủ điều kiện mua sản phẩm an toàn, người tiêu dùng phải làm gì là câu hỏi rất lớn đang chờ giải đáp. Bởi, “quyền tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền của tất cả mọi người, ngay từ thức ăn vặt đến bữa chính hằng ngày. Không phải quyền của riêng người có thu nhập tốt”, ông Florian Beranek, chuyên gia cao cấp về trách nhiệm xã hội Unido khẳng định.

Theo Lao Động

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.