xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ân xá: Tác dụng ngược!

Bài và ảnh: DUY QUỐC

Chính sách ân xá của Hàn Quốc và việc miễn xử phạt vi phạm hành chính của Việt Nam đã tạo kẽ hở để người lao động hết hạn hợp đồng không chịu về nước

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết từ đầu tháng 4 đến nay, khá nhiều lao động bất hợp pháp của Việt Nam đến tìm hiểu, đăng ký thủ tục hồi hương để được miễn xử phạt theo chính sách ân xá mới của chính phủ nước này. Hiện Việt Nam có 15.000 lao động đi theo chương trình cấp phép lao động EPS đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm 34% tổng số lao động nước ngoài bất hợp pháp tại nước này.

Khoan hồng trước, truy bắt sau

Theo quy định mới của chính phủ Hàn Quốc, lao động nước ngoài đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước này nếu tự nguyện ra trình diện, đăng ký hồi hương trong thời gian từ ngày 1-4 đến 30-9 sẽ được miễn xử phạt và không bị tạm giam trước khi trục xuất. Người ra trình diện cũng sẽ được rút ngắn thời gian cấm nhập cảnh trở lại Hàn Quốc từ 10 năm xuống còn 2 năm, được trở lại nước này làm việc sau khi cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài cấp thị thực.

Lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc
Lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc

Trong những ngày qua, văn phòng quản lý lao động theo chương trình EPS tăng cường tuyên truyền, vận động lao động bất hợp pháp về nước để tránh bị bắt giữ theo chiến dịch truy bắt dự kiến được triển khai ngay sau khi kết thúc thời hạn ân xá. Trên Facebook của Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam, các thông tin cho biết ngày 4-4 vừa qua, tại cuộc họp với Ủy ban Chính sách người nước ngoài, Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Gyo Ahn nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ giảm tỉ lệ người nước ngoài cư trú bất hợp pháp từ 11,3% năm 2015 xuống 9,3% vào năm 2018 (tổng số lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc là trên 200.000 người).

“Miễn phạt kép”: Không tác dụng

Theo Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, dự kiến khoảng 30.000 lao động nước ngoài sẽ hết hạn hợp đồng trong năm 2016. Chiến dịch truy bắt cùng với chính sách ân xá sẽ góp phần ngăn chặn số này bỏ trốn ở lại. Dù vậy, với nhiều lao động bất hợp pháp của Việt Nam, các chiến dịch truy bắt ở Hàn Quốc, kể cả các biện pháp ngăn chặn từ Việt Nam, gần như không đủ sức răn đe.

Lý do là các đợt truy bắt mỗi năm triển khai một lần và thường chỉ tập trung vào một quãng thời gian cụ thể. Trong thời gian này, người cư trú bất hợp pháp sẽ tìm cách di chuyển, lẩn trốn theo kiểu… tránh bão. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, trước mỗi đợt truy bắt, bao giờ cũng có chính sách ân xá như nêu trên. Dựa vào chính sách này, nhiều người cố tình ở lại Hàn Quốc, lúc muốn về, chỉ cần đợi đến khi có chiến dịch là được.

Theo Nghị định 95/CP của Chính phủ, ban hành ngày 22-8-2013 (hiện thay thế bằng Nghị định 88/CP, ban hành ngày 7-10-2015), lao động bỏ trốn ở lại nước ngoài bất hợp pháp sẽ bị xử phạt 80-100 triệu đồng. Kể từ khi Nghị định 95/CP có hiệu lực đến nay, gần 1.000 lao động bất hợp pháp ở Hàn Quốc bị lập biên bản xử phạt nhưng gần như không có trường hợp nào bị phạt. Cũng từ đó đến giờ, ít nhất 4 lần Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng chính sách miễn xử phạt, trong đó 2 lần miễn xử phạt theo chính sách ân xá của Hàn Quốc vào các năm 2014, 2015. Việc được “miễn phạt kép” này, theo lý giải của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là nhằm khuyến khích lao động về nước đúng hạn và tạo cơ hội để họ trở lại Hàn Quốc làm việc.

Tuy nhiên, sự khuyến khích này cùng với chính sách ân xá của Hàn Quốc đã gây tác dụng ngược, tạo cái cớ để người lao động vin vào đấy vi phạm. Suy nghĩ của số đông là dù có vi phạm mức độ nào thì cũng không bị xử phạt, thậm chí còn được tạo điều kiện để hợp pháp hóa sai phạm.

Đó cũng là lý do trong 4 năm qua, các biện pháp ngăn chặn, khuyến khích của Việt Nam không cải thiện được tình hình lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc. Tỉ lệ lao động bỏ trốn luôn ở mức trên 30%, vượt ngưỡng để phía Hàn Quốc nối lại thỏa thuận hợp tác lao động theo chương trình EPS vốn bị dừng từ năm 2012 đến nay.

Liên hệ đăng ký tự nguyện về nước

Theo hướng dẫn của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, lao động bất hợp pháp ở Hàn Quốc cần liên hệ với các văn phòng xuất nhập cảnh tại sân bay Incheon, Gimhae hoặc Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Văn phòng Quản lý lao động theo chương trình EPS để được hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục tự nguyện hồi hương. Về thủ tục, người lao động cần có vé máy bay, hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn thời hạn. Khi đến sân bay, cần khai báo việc tự nguyện về nước tại văn phòng xuất nhập cảnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo