xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo đảm vị thế Công đoàn

Vĩnh Tùng thực hiện

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã nhấn mạnh điều này trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII

img
Cán bộ chuyên trách LĐLĐ huyện Hóc Môn - TPHCM tham gia hòa giải tranh chấp tại một doanh nghiệp vốn nước ngoài
* Phóng viên: Kỳ họp Quốc hội lần này sẽ xem xét thông qua Luật Công đoàn (CĐ - sửa đổi). Tại các buổi lấy ý kiến sửa đổi Luật CĐ, có ý kiến cho rằng CĐ không phải chủ thể duy nhất chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động (NLĐ). Quan điểm của ông thế nào?

img
- Ông Trần Du Lịch: Về lý luận, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân và NLĐ là chức năng bẩm sinh của CĐ. Về thực tiễn, từ trước đến nay, trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Luật Lao động hiện hành và các văn bản pháp luật khác đều quy định CĐ có chức năng này. Mặt khác, Kết luận số 09-KL/TW ngày 16-9-2011 của Bộ Chính trị cũng đã nói rõ CĐ là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ. Do vậy, nếu quy định CĐ “cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng”, như điều 1 của dự thảo là không ổn. Cụm từ “cùng với” trong dự thảo không rõ chủ thể chịu trách nhiệm, đồng thời làm cho trách nhiệm của tổ chức CĐ thiếu tập trung. Chưa kể về mặt kỹ thuật lập pháp thì không nên có những quy định chung chung, không rõ đối tượng điều chỉnh. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thì không đại diện mà cùng phối hợp với CĐ chăm lo cho NLĐ.

* Đại bộ phận NLĐ tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước, quan hệ lao động ở khu vực này diễn biến ngày càng phức tạp. Theo ông, để hình thành pháp lý vững chắc cho tổ chức CĐ hoạt động, làm tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ, Luật CĐ phải sửa đổi theo hướng nào?

- Trong bối cảnh hiện nay, quan hệ chủ - thợ bất bình đẳng diễn ra ngày càng rõ nét và NLĐ luôn bị rơi vào thế yếu. Để quan hệ này bình đẳng, buộc lòng chúng ta phải hình thành cơ chế pháp lý vững chắc để bảo vệ NLĐ. Nói cách khác, pháp luật phải bảo vệ cho được NLĐ trong quan hệ này. Trong xu thế hội nhập hiện nay, theo tôi, không tổ chức nào thực hiện tốt vai trò này hơn tổ chức CĐ.

Dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) cơ bản đã đề cập đầy đủ các vấn đề cốt lõi như địa vị pháp lý của CĐ; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ… Khác với các nước tư bản, bản chất của tổ chức CĐ Việt Nam không đối kháng với người sử dụng lao động (NSDLĐ) mà là hợp tác để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Thực tiễn tại Việt Nam, nhất là TPHCM, cho thấy nơi nào doanh nghiệp (DN) hợp tác tốt với CĐ thì quan hệ lao động luôn ổn định, NLĐ được chăm lo tốt hơn hẳn những nơi không có CĐ. Dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) đã tạo sự bình đẳng giữa tập thể NLĐ do CĐ đại diện với NSDLĐ nhưng có thật sự bình đẳng hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ  giữa CĐ với NSDLĐ. Do vậy, dự thảo luật càng quy định cụ thể trách nhiệm của DN trong việc tạo thuận lợi cho CĐ hoạt động chừng nào sẽ giúp quan hệ hợp tác giữa 2 chủ thể này thêm khăng khít, giải quyết nhanh chóng bức xúc của NLĐ.

* Nhiều ý kiến cho rằng kinh phí CĐ là gánh nặng của DN, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Ở các nước tiên tiến, để tạo điều kiện cho CĐ hoạt động, pháp luật còn quy định CĐ phải có chân trong HĐQT. Có được vị trí vững chắc này, CĐ sẽ phối hợp với DN giải quyết tốt các vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động. Thực tế cũng đã chứng minh DN muốn phát triển bền vững thì phải chăm lo cho vốn quý, đó là NLĐ. Tại Việt Nam, bên cạnh sự hỗ trợ của DN, kinh phí CĐ chính là nguồn tài chính quan trọng nhất để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Thực hiện tốt nghĩa vụ trích nộp kinh phí đồng nghĩa với việc DN chung tay với CĐ chăm lo cho NLĐ. Tại TPHCM, các hoạt động được tổ chức CĐ TP  triển khai như tặng vé xe, quà Tết được trích từ nguồn kinh phí này.

Trao quyền tự chủ về tài chính cho CĐ

Theo ông Trần Du Lịch, để CĐ thực sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý cho CĐ hoạt động, phải trao quyền tự chủ về tài chính cho CĐ. Vấn đề quan trọng nhất là CĐ hoàn thiện cơ chế giám sát, quản lý tài chính minh bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo