xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bó tay với chuyển nhượng "chui"!

Bài và ảnh: MAI CHI

Tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH hàng tỉ đồng rồi dùng chiêu chuyển nhượng "chui" để trốn nợ đang xảy ra khá phổ biến nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn

Vấn đề người lao động (NLĐ) bị thiệt thòi quyền lợi vì bị doanh nghiệp (DN) sang nhượng "chui" nhiều lần như tại Công ty TNHH Youngji Vina (quận 12, TP HCM) mà Báo Người Lao Động đã phản ánh không phải là cá biệt. Vài năm trở lại đây, việc DN sử dụng chiêu này với mục đích trốn đóng các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ đang xảy ra ngày càng nhiều bởi thực tế cho thấy 100% DN áp dụng đều trốn nợ BHXH trót lọt.

Mất hàng chục tỉ đồng BHXH

Một trong những vụ chuyển nhượng "chui" ngoạn mục nhất giúp DN thoát nợ hơn 13,5 tỉ đồng BHXH phải kể đến là Công ty Diễn Viên (tỉnh Bình Dương). Tháng 8-2014, ông Kim Jae Seon, chủ công ty này, đã âm thầm chuyển nhượng toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị cho Công ty Liêm Trinh với số tiền 5,6 tỉ đồng. Thời điểm chuyển nhượng, công ty đang nợ BHXH 13,5 tỉ đồng của 1.524 công nhân (CN). Sau khi sự việc xảy ra, BHXH tỉnh đã khởi kiện Công ty Diễn Viên ra tòa để đòi nợ BHXH. Vụ kiện thắng lợi nhưng NLĐ vẫn trắng tay vì khi Chi cục Thi hành án thị xã Thuận An tiến hành xác minh số dư trong tài khoản của DN này thì chỉ còn 5.122 đồng, chủ DN thì bặt tăm.

Bó tay với chuyển nhượng chui! - Ảnh 1.

Bị Công ty Đi Nô sang nhượng “chui” cho Công ty Green Apparel Việt Nam để quỵt 2,6 tỉ đồng nợ BHXH, tập thể công nhân ngừng việc để đòi quyền lợi

Tương tự, vào tháng 3-2016, BHXH TP HCM cũng kiện Công ty TNHH J-Tex Vina (quận 9, TP HCM) ra tòa vì nợ 8 tỉ đồng BHXH và thắng kiện. Tiếp đó, để bảo đảm việc thi hành án, Chi cục Thi hành án quận 9 định tiến hành kê biên tài sản của công ty. Tuy nhiên, việc kê biên không thực hiện được bởi toàn bộ lãnh đạo công ty không xuất hiện; còn nhà xưởng, máy móc đều đã sang nhượng cho Công ty Bum Hyun Việt Nam với giá 6,6 tỉ đồng. Đáng nói là khi khoản nợ BHXH của công ty cũ chưa đòi được thì đến tháng 11-2016 gần 500 CN lại tiếp tục bị Công ty Bum Hyun Việt Nam "bán" cho chủ mới để "xù" khoản nợ BHXH gần 600 triệu đồng.

Trước đó, Công ty TNHH Đi Nô và Công ty TNHH Green Apparel Việt Nam (quận 12, TP HCM) cũng thực hiện trót lót vụ chuyển nhượng "chui" khiến gần 300 CN mất hơn 2,6 tỉ đồng BHXH. Hay mới đây nhất, vào tháng 6-2017, cũng với thủ đoạn tương tự, Công ty Handuck Việt Nam (huyện Củ Chi, TP HCM) đã chuyển nhượng nhà xưởng và toàn bộ CN cho Công ty Best Vina cùng số nợ BHXH hơn 3 tỉ đồng. Hiện các cơ quan chức năng đã hướng dẫn NLĐ khởi kiện ra tòa.

Chủ yếu là các DN có vốn nước ngoài

Là địa bàn đã xảy ra khá nhiều vụ DN sang nhượng "chui", ông Nguyễn Văn Xem, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 12, TP HCM, thừa nhận hiện các cơ quan chức năng địa phương đang bó tay với tình trạng này. Theo ông Xem, do DN "đi đêm" với nhau, chuyển nhượng âm thầm nên các cơ quan quản lý không thể biết được, mọi thông tin đều trông chờ từ phía NLĐ. Song thông tin từ NLĐ thường đến khi "sự đã rồi" nên các giải pháp can thiệp sau đó đều không mang lại hiệu quả.

Còn bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 12, TP HCM - nhìn nhận: "Tình trạng sang nhượng chui chủ yếu xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc. Khi đầu tư vào Việt Nam, toàn bộ máy móc, nhà xưởng, nhân công phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều do DN thuê mượn. Thậm chí, nhiều chủ DN Hàn Quốc còn thuê người Việt Nam làm giám đốc, đứng tên trên giấy phép kinh doanh để trốn thuế. Do vậy, khi làm ăn thất bại, ông chủ thật sự trốn về nước, quyền lợi NLĐ cũng mất theo".

Từ thực tế đó, bà Nga kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn với lãnh sự quán, hiệp hội DN của những quốc gia có vốn đầu tư tại Việt Nam để thông tin kịp thời và hợp tác giải quyết sự cố khi đại diện pháp lý DN không thực hiện nghĩa vụ hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; tăng cường phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành chức năng, nhất là với ngành thuế, theo đó, phải có xác nhận của cơ quan BHXH là DN đã đóng BHXH mới đủ điều kiện quyết toán thuế.

"Một vấn đề khác là hiện nay, các DN di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh thường không thông báo cho các cơ quan chức năng địa phương nơi chuyển đi. Chúng tôi đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP khi tiến hành chuyển đổi giấy phép kinh doanh cần xác định rõ các khoản nợ cũng như trách nhiệm còn tồn tại của DN, buộc DN khắc phục xong mới cấp phép" - ông Xem đề xuất. 

Không có quyền chuyển nhượng NLĐ

Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, pháp luật hiện nay quy định DN có quyền chuyển nhượng tài sản nhưng không có quyền chuyển nhượng NLĐ. Trường hợp DN đã bán toàn bộ tài sản và không thể hoạt động nữa thì phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định và thực hiện đúng thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết mọi quyền lợi cho NLĐ; trong đó có việc hoàn tất nghĩa vụ nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; chốt và trả sổ BHXH cho NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo