xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách tính trợ cấp thôi việc có lợi hơn cho NLĐ

Lệ Thủy

Người lao động chấm dứt nhiều hợp đồng lao động nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp là bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng cuối cùng

Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về hợp đồng lao động (HĐLĐ). Thông tư có hiệu lực vào ngày 10-7-2009 được các chuyên gia lao động đánh giá là có nhiều tiến bộ, đặc biệt là đã đơn giản và cụ thể hóa cách tính trợ cấp thôi việc (TCTV) theo hướng có lợi cho người lao động (NLĐ).


Gia tăng mức trả BHXH vào lương


Luật gia Lê Trúc Phương (Hội Luật gia TPHCM) nhận xét: Trước tiên, đó là sự thay đổi về việc giao kết HĐLĐ với người đang hưởng lương hưu và người làm việc dưới 3 tháng. Theo đó, trong HĐLĐ giao kết, ngoài tiền lương, NLĐ còn được thanh toán BHXH, BHYT, phép năm, tàu xe với quy định khác trước.

img
Công nhân Công ty TNHH Aura Lingerie (quận Thủ Đức - TPHCM) chờ nhận lương, trợ cấp sau khi doanh nghiệp ngừng hoạt động trong tháng 10-2008. Ảnh: K.CHI


Đó là mức BHXH trả vào lương có sự gia tăng qua các năm chứ không cố định 15% như trước. Cụ thể, từ ngày thông tư có hiệu lực đến tháng 12-2009 là 15%; từ tháng 1-2010 đến tháng 12-2011 là 16%; từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013 là 17% và từ tháng 1-2014 trở đi là 18%.


Đối với BHYT, hiện là 2% nhưng khi Chính phủ quy định mức đóng BHYT tăng thì phải thực hiện theo quy định mới. Về tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hằng năm do hai bên thỏa thuận trong HĐLĐ, không khống chế mức thấp nhất là 9% như Thông tư 21.


Thay đổi cách tính trợ cấp thôi việc


Khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có nhiều ý kiến thắc mắc về cách tính TCTV cho NLĐ làm việc liên tục cho doanh nghiệp (DN) từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có thời gian tham gia BHTN từ 1-1-2009. Về vấn đề này, Thông tư 17 chỉ rõ: Thời gian làm việc để tính TCTV là tổng thời gian làm việc trừ đi thời gian đóng BHTN.

Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại DN có tháng lẻ (kể cả khi NLĐ làm việc đủ 12 tháng trở lên nhưng thời gian tính TCTV dưới 12 tháng) thì được làm tròn theo nguyên tắc: Đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng tính tròn thành nửa năm; đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng tính thành 1 năm. Tiền lương làm căn cứ tính TCTV là tiền lương, tiền công theo hợp đồng của bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ và phụ cấp (nếu có).


NLĐ thực hiện nhiều HĐLĐ tại một DN mà khi chấm dứt từng hợp đồng chưa được TCTV thì DN cộng thời gian làm việc theo các HĐLĐ để tính trợ cấp cho NLĐ. Tiền lương làm căn cứ tính TCTV là tiền lương, tiền công theo hợp đồng của bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng.


Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách DN; chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản DN mà NLĐ chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian NLĐ làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả TCTV cho NLĐ.

Tiền lương làm căn cứ tính TCTV là tiền lương, tiền công theo hợp đồng của bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng. Quy định này cũng áp dụng đối với DN Nhà nước sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu (chuyển thành công ty TNHH một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán). Nghĩa là DN cổ phần có trách nhiệm trả toàn bộ TCTV cho NLĐ, kể cả thời gian làm việc cho DN Nhà nước trước đó.

Luật gia Võ Văn Đời, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM:

Không phân khúc thời gian làm việc

Một trong những điểm đáng ghi nhận của Thông tư 17 so với Thông tư 21 là cách tính TCTV cho NLĐ từng làm việc ở nhiều DN trong khu vực Nhà nước. Cụ thể, NLĐ làm việc ở nhiều DN Nhà nước do chuyển công tác trước ngày 1-1-1995 thì tiền lương làm căn cứ tính TCTV ở từng DN là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ của bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ ở DN Nhà nước cuối cùng. DN Nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền TCTV cho NLĐ, kể cả phần TCTV thuộc trách nhiệm chi trả của DN Nhà nước mà NLĐ đã làm việc trước đó.

Chẳng hạn, ông C làm việc theo chế độ biên chế tại công ty P từ ngày 1-9-1990 đến ngày 31-8-1992 (2 năm); từ ngày 1-9-1992 đến 31-8-1994 chuyển sang làm việc theo chế độ biên chế tại công ty Q (2 năm); từ ngày 1-9-1994 chuyển sang làm việc theo HĐLĐ tại công ty S cho đến khi chấm dứt HĐLĐ vào ngày 31-8-2009 (15 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ ở công ty S là 2,5 triệu đồng. Ông C có thời gian đóng BHTN liên tục từ ngày 1-1-2009 đến ngày 31-8-2009 (8 tháng).

Tiền trợ cấp thôi việc của ông C ở từng công ty được tính như sau:

- Công ty P: (2 năm x 2,5 triệu đồng x 1/2) = 2,5 triệu đồng.

- Công ty Q: (2 năm x 2,5 triệu đồng x 1/2 = 2,5 triệu đồng.

- Công ty S: (14,5 năm x 2,5 triệu đồng x 1/2) = 18,125 triệu đồng.

Công ty S có trách nhiệm trả toàn bộ TCTV (23,125 triệu đồng) cho ông C.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo