xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chết” vì thỏa thuận miệng

Bài và ảnh: Hương Huyền

Thực hiện các thỏa thuận miệng không chỉ gây tranh chấp mà còn làm thiệt hại cho cả người lao động và người sử dụng lao động

“Khi chúng tôi đến công ty đòi lương, giám đốc ngồi trên ô tô không chịu xuống. Thấy vậy, vài người tiến tới vỗ vào cửa xe yêu cầu giám đốc ra ngoài nói chuyện. Lúc đó, ông ấy mới chịu ra khỏi xe nhưng không phải để trao đổi mà lao vào hành hung chúng tôi” - chị N.T.O, nhân viên Chi nhánh Công ty Bảo vệ H.V (quận Thủ Đức, TP HCM), kể về quá trình đi đòi lương của mình cùng một số đồng nghiệp mới đây.

Hứa rồi… xù!

Theo chị O., 6 tháng trước, chị cùng 20 người khác được chi nhánh tuyển dụng làm nhân viên bảo vệ, hưởng lương 4,5 triệu đồng/tháng. Số nhân viên này được bố trí làm việc tại mục tiêu là một công trình xây dựng nhà máy ở tỉnh Bình Dương nhưng không được ký hợp đồng lao động, không được đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Đầu tháng 11-2016, chi nhánh bị đối tác đột ngột cắt hợp đồng, số lao động này rơi vào cảnh mất việc. Khi đó, họ bị chi nhánh công ty nợ gần 2 tháng lương.

Sau khi sự việc xảy ra, các nhân viên kéo đến trụ sở chi nhánh để đòi thì chỉ được thanh toán 1 tháng lương. Số nợ còn lại giám đốc hứa miệng đến ngày 25-11 sẽ trả. Đúng hẹn, người lao động (NLĐ) đến nhận lương thì giám đốc chi nhánh chối phăng, bảo không biết số lao động này là ai, sau đó trốn biệt. Bức xúc, các nhân viên tụ tập trước cổng chi nhánh công ty chờ gặp bằng được giám đốc song khi vị này xuất hiện thì xảy ra sự cố trên. Trước hành vi của giám đốc chi nhánh, các nhân viên đành phải gửi đơn cầu cứu đến cơ quan công an.

Người lao động đến nhờ Báo Người Lao Động can thiệp, bảo vệ quyền lợi
Người lao động đến nhờ Báo Người Lao Động can thiệp, bảo vệ quyền lợi

Tin vào lời nói miệng của doanh nghiệp để rồi chịu quả đắng cũng là tình huống mà anh Hồ Thiên Hy, nhân viên xử lý nước thải Công ty H.H (tỉnh Đồng Nai), gặp phải. Anh Hy nộp đơn xin thôi việc từ ngày 4-10 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết các quyền lợi liên quan vì còn vướng công nợ với công ty. Anh Hy cho biết trong quá trình làm việc, vấn đề mua sắm vật tư, nguyên vật liệu thường được giám đốc bộ phận ra lệnh bằng miệng. Do vậy, nhiều lần anh phải bỏ tiền túi ra mua, sau đó cầm hóa đơn về thanh toán lại. Thời điểm anh nghỉ việc, bộ phận kế toán chỉ xác nhận công nợ cho anh là 151 triệu đồng, trong khi căn cứ trên hồ sơ, chứng từ thì số tiền ấy khoảng 215 triệu đồng, chưa kể 1 tháng lương công ty chưa thanh toán cho anh. “Khi tôi giải trình, bộ phận kế toán không chịu. Tôi yêu cầu giám đốc bộ phận lên đối chứng thì ông ấy chối biến và lánh mặt. Giờ công ty lấy cớ chưa quyết toán xong công nợ nên không giải quyết quyền lợi thôi việc cho tôi. Tôi đang không biết phải làm sao để đòi quyền lợi” - anh Hy rầu rĩ.

Bài học cay đắng

Tình trạng NLĐ bị thiệt thòi quyền lợi vì không ký hợp đồng lao động, thực hiện công việc bằng thỏa thuận miệng diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân một phần do NLĐ thiếu hiểu biết pháp luật, một phần là do chủ quan hoặc quá tin tưởng vào lãnh đạo. Chị Nguyễn Thu Nguyệt - nhân viên một công ty thực phẩm ở quận Gò Vấp, TP HCM - kể lại câu chuyện của mình như một bài học cho những NLĐ còn quá chủ quan, tin người. Trước đây, công ty của chị Nguyệt luôn nhập bột mì nguyên liệu từ một đối tác truyền thống. Thế nhưng, giữa tháng 6-2016, ông Hưng - phó giám đốc và là con của giám đốc công ty - đột nhiên yêu cầu chị Nguyệt nhập một lô hàng bột mì của công ty mới, với giá rẻ hơn. Khi chị Nguyệt tỏ vẻ ái ngại thì ông Hưng trấn an rằng đó là chỉ thị của giám đốc.

Tin lời, chị làm theo. Không ngờ sau đó, lô bột mì có vấn đề về chất lượng và khi sự việc bị giám đốc phát hiện, ông Hưng đã đổ toàn bộ trách nhiệm cho chị Nguyệt. Bà giám đốc công ty rất tức giận, mắng chửi chị Nguyệt thậm tệ và đuổi việc. Cho rằng bị đuổi việc trái pháp luật, chị Nguyệt đã gửi đơn kiện công ty ra tòa. Tại buổi hòa giải ở TAND quận Gò Vấp, TP HCM mới đây, đại diện công ty đã phủ nhận toàn bộ sự việc và cho rằng chính chị Nguyệt tự bỏ việc chứ không phải bị đuổi vì công ty chưa hề ra bất cứ thông báo hay quyết định sa thải nào. “Vì quá bức xúc và tự ái khi bị giám đốc lớn tiếng xua đuổi trước mặt mọi người nên tôi không đến công ty làm việc nữa. Từ trước đến giờ trong công việc, mẹ con bà giám đốc toàn ra quyết định bằng miệng nên lần này tôi cũng chủ quan tuân theo, đâu ngờ bị người ta lật lọng như vậy” - chị Nguyệt bức xúc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo