xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chị Hường nghĩa tình

Bài và ảnh: HUỲNH NGA

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Thị Hường còn giúp đỡ nhiều nông dân có cuộc sống ấm no

Trại nuôi bò của anh Nguyễn Văn Cư nằm tại số 6/1D, ấp Xuân Thới Đông 1, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn - TPHCM, nơi có gần 50 con bò đang cho sữa. “Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi khá giả hơn. Tất cả là nhờ công chị Hường vì đã tận tình chỉ dẫn kỹ thuật nuôi bò cùng cách nuôi trùn quế”- anh Cư cho biết.

Hết lòng với nông dân

Gia đình anh Cư trước đây sống bằng nghề nuôi heo. Trong quá trình nuôi, heo của anh thường xuyên gặp phải bệnh dịch. Giữa lúc không biết làm nghề gì để mưu sinh, tình cờ anh gặp được chị Nguyễn Thị Hường, một nông dân nuôi bò sữa điển hình của huyện. “Chị ấy khuyên tôi nên chuyển sang nuôi bò sữa vì vừa có thu nhập ổn định, bò lại ít bị bệnh. Tôi nuôi thử 5 con, không ngờ chỉ một năm sau, đàn bò nhà tôi phát triển. Từ đó, tôi tiếp tục nhân giống, có lúc lên đến 80 con” - anh kể. Ngoài nuôi bò, anh còn được chị Hường hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn quế. Với quy trình nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế, kinh tế gia đình anh Cư ngày càng được cải thiện.
 
img
Chị Nguyễn Thị Hường bên đàn bò sữa của gia đình

Đến ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, hỏi chị Nguyễn Thị Hường ai cũng biết. Bởi chị không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi mà còn hay giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân nghèo về giống, kỹ thuật chăn nuôi bò, nuôi trùn quế. Mới đây, chị còn bảo lãnh giúp 5 hộ chăn nuôi mua máy vắt sữa bò. Chỉ chiếc máy vắt sữa nằm cạnh đàn bò hơn 40 con, ông Lê Văn Xinh, ấp Xuân Thới Đông 1, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, nói: “Nhờ chiếc máy này mà gia đình tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho quá trình vắt sữa. Đặc biệt, khi dùng máy, nguồn sữa sẽ bảo đảm vệ sinh, các đại lý sẽ thu mua giá cao”.

Vươn lên từ nghèo khó

Từng là nông dân nên chị Nguyễn Thị Hường luôn hiểu và thông cảm với nỗi khổ của người dân khi mất mùa hay gặp phải dịch bệnh. Trước khi đến với nghề nuôi bò, chị Hường từng làm ruộng. “Hồi ấy, mỗi khi đi ra đồng, thấy những bờ cỏ non xanh mướt tôi liền bàn với chồng thử nuôi bò thịt. Chỉ sau vài năm, đàn bò sinh sôi nảy nở” - chị nhớ lại. Thành công với mô hình nuôi bò thịt, chị lại lấn sang nuôi bò sữa. Nhờ siêng năng mà đàn bò sữa tăng dần, từ vài con ban đầu, giờ lên đến khoảng 100 con.  

Chị Hường cho rằng trong cuộc đời làm nông chị luôn gặp may mắn. Nhưng để có được sự may mắn ấy, chị đã phải học hỏi không ngừng, luôn năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc. Khi đàn bò sữa phát triển, phân bò ngày một nhiều, chị liền nghĩ đến việc nuôi trùn quế. “Tôi đi nhiều nơi, học hỏi các mô hình để áp dụng. Gặp môi trường tốt, trùn quế phát triển nhanh, có giai đoạn tôi bán 500 kg/ngày. Chỉ từ tiền bán trùn, tôi cất được căn nhà mới khang trang”- chị Hường tâm sự.

Bước sang kinh doanh

Cũng trong quá trình nuôi bò, những lúc bán sữa, chị thấy mình cùng nhiều nông dân khác thường bị các đại lý thu mua ép giá. Chị liền nghĩ: “Sao không thành lập trạm thu mua để tiêu thụ sữa cho bà con nông dân”. Năm 2005, trạm thu mua sữa của chị được hình thành đặt tại chân Cầu Xáng (huyện Hóc Môn). Để sữa đạt chất lượng, chị thường hướng dẫn cho bà con kỹ thuật nuôi bò, cách cho ăn phù hợp. Nhờ thế mà bà con đến với chị ngày một đông. Đến nay, chị đã xây dựng được 70 hộ dân làm cơ sở vệ tinh, cung cấp 6,5 tấn sữa tươi mỗi ngày.

Ngoài nuôi bò, thu mua sữa, hiện chị Hường còn làm đại lý thức ăn gia súc đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cho quá trình chăn nuôi của bà con nông dân. Trong quá trình kinh doanh, chị Hường cũng thường xuyên ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo... Chị nhấn mạnh: “Tôi mong muốn được chia sẻ khó khăn với mọi người, nhất là những người nông dân một nắng hai sương. Làm được điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc vì được đóng góp cho cộng đồng, xã hội”.
 
“Với sự phấn đấu vươn lên, chị Nguyễn Thị Hường đã vinh dự nhận được danh hiệu “Người nông dân tiêu biểu”- TPHCM năm 2012; Phụ nữ làm kinh tế giỏi cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác”.
Bà Lê Thị Cúc
(Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn - TPHCM)
 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo