xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chịu thua doanh nghiệp chây ì ?!

Bài và ảnh: Nam Dương

Nguy cơ không còn cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng, chiếm đoạt BHXH

“Sau 3 năm thực hiện Luật BHXH, bên cạnh những thành quả đã đạt, việc thực hiện chính sách BHXH vẫn còn nhiều tồn tại. Số người, đối tượng tham gia, BHXH vẫn chưa như mong muốn, chứng tỏ an sinh xã hội bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Số tiền các doanh nghiệp (DN) nợ đọng BHXH hằng năm vẫn quá cao...”.
 
Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐ-TB-XH Đàm Hữu Đắc đã nhận xét như vậy tại hội thảo “Đánh giá hệ thống BHXH hiện tại và những đề xuất cải cách” do Bộ LĐ-TB-XH và Ngân hàng Thế giới tổ chức tại TPHCM cuối tuần qua.

img

Sau 3 năm thực hiện Luật BHXH, vẫn chưa khắc phục được tình trạng doanh nghiệp chây ì, trốn đóng BHXH. Trong ảnh: Xét xử Công ty Anjin và Công ty Đồ chơi Quốc tế Lucky nợ BHXH tại TAND quận Bình Tân - TPHCM

 


Vi phạm tràn lan,
khó xử lý


Báo cáo của Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH tại hội thảo cho biết: Đến năm 2009, cả nước có trên 9,1 triệu người tham gia BHXH bắt buộc. Một vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng DN chây ì, nợ đọng và chiếm đoạt tiền BHXH của người lao động (NLĐ). Ba năm qua, số nợ đọng BHXH trên cả nước luôn ở mức trên 2.000 tỉ đồng/năm, đồng nghĩa với quyền lợi của hàng trăm ngàn NLĐ bị xâm phạm.

Trong khi đó, mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay quá thấp so với lợi nhuận do trốn đóng BHXH. Thậm chí, nhiều DN không nộp phạt nhưng cơ quan chức năng cũng đành “bó tay”. Ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, than thở: “Muốn chuyển từ xử lý hành chính sang xử lý hình sự thì tới đời cháu làm cũng chưa xong. Thủ tục kéo dài như thế làm sao DN chẳng vi phạm, thậm chí khiến cho nhiều DN tích cực nhìn vào cũng muốn chuyển thành tiêu cực cho có lợi!”.


Một quy định khác của pháp luật cho phép cơ quan chức năng có quyền rút giấy phép hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn đối với DN trốn đóng BHXH thì chưa nơi nào áp dụng. Tại TPHCM, cơ quan BHXH và ngành LĐ-TB-XH đã từng kiến nghị rút giấy phép một DN nợ BHXH nhưng sự việc sau đó rơi vào im lặng!


Để bảo vệ quyền lợi cho chính cơ quan BHXH và NLĐ, BHXH TPHCM đã khởi kiện gần 100 DN nợ BHXH và đã thu một số kết quả. Thế nhưng, việc khởi kiện cũng không dễ do cơ chế pháp lý thiếu rõ ràng. Vì vậy, BHXH TPHCM phải dựa vào điểm b, khoản 2, điều 151 của Bộ Luật Lao động để khởi kiện nhưng việc thụ lý, giải quyết các vụ án cũng “trần ai”, rất nhiều vụ bị các cấp tòa “dưới đẩy lên, trên ấn xuống”.
 
Đã thế, đến khi thi hành án lại càng khó khăn; nhiều vụ tòa đã phán quyết nhưng không thi hành án được. Đáng nói là, dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi lại bỏ quy định tại điểm b, khoản 2, điều 151 nên có nguy cơ không còn cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH đi kiện. Trong khi đó, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý BHXH của Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH là nhân rộng mô hình khởi kiện DN nợ BHXH của TPHCM và Đồng Nai!


Nâng tuổi nghỉ hưu, nâng mức đóng


Theo TS Phạm Đỗ Nhật Tân, nguyên Vụ trưởng Vụ BHXH, một số quy định về BHXH trong chế độ hưu trí hiện nay chưa tuân thủ đầy đủ nguyên tắc của BHXH là mức hưởng dựa trên mức đóng, thời gian đóng và mối quan hệ về mức thụ hưởng giữa các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế chưa hợp lý. Hiện nay, lao động nữ và lực lượng vũ trang được nghỉ hưu sớm hơn lao động nam và khu vực dân sự 5 năm.

Vì vậy, nếu hai người cùng tham gia BHXH 30 năm, nhưng một người được nghỉ hưu sớm 5 năm (55 tuổi so với 60 tuổi) thì người nghỉ hưu ở tuổi 55 được hưởng lợi thêm 5 năm không phải đóng BHXH và hưởng hưu trí hằng tháng sớm hơn 5 năm (tương đương 45 tháng lương hưu). Chính sự chênh lệch này góp phần làm cho quỹ BHXH tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong việc chi trả chế độ hưu trí dài hạn.

Từ phân tích trên, ông Tân kiến nghị sớm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động nữ theo hướng tăng dần bằng độ tuổi nghỉ hưu của nam (60 tuổi) và giảm sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa khu vực dân sự và lực lượng vũ trang.


Một thực tế khác là các DN thường “chẻ nhỏ” thu nhập và đóng BHXH cho NLĐ trên tiền lương tối thiểu. Thống kê của Vụ BHXH cho thấy trong năm 2009, mức lương bình quân đóng BHXH cho NLĐ là 1.419.000 đồng, bằng 62% thu nhập thực tế của NLĐ. Với kiểu tham gia BHXH như thế này, nguy cơ một lớp NLĐ trong tương lai trở thành người nghèo là khá rõ.

Vì thế, ông Tân kiến nghị việc tham gia  BHXH phải dựa trên tiền lương và các phụ cấp có tính chất như lương. Tuy nhiên, theo ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Ban Thi đua – Chính sách LĐLĐ TPHCM, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể loại thu nhập nào thì được xem là thu nhập có tính chất như lương. Vì vậy, ông Sơn kiến nghị cần sớm có các văn bản hướng dẫn này.

Nhiều quy định cần sửa đổi


- Việc cho phép hưởng trợ cấp BHXH một lần sau một năm nghỉ việc làm cho chính sách BHXH không đạt mục tiêu lâu dài, vì có quá nhiều người chọn hưởng trợ cấp một lần. Kiến nghị sửa luật chỉ cho hưởng trợ cấp một lần với những trường hợp chắc chắn không hưởng chế độ hưu trí hằng tháng như định cư ở nước ngoài, hết tuổi lao động hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm tham gia BHXH.


- 90% số người bị tai nạn giao thông không đáp ứng yêu cầu có biên bản tai nạn giao thông của công an giao thông, nhất là tai nạn giao thông không thực sự nặng, tai nạn trong nội thành. Cơ quan BHXH chịu áp lực lớn khi từ chối các khoản trợ cấp với các trường hợp thiếu biên bản này. Kiến nghị cho phép sử dụng xác nhận của công an hay chính quyền địa phương thay thế biên bản tai nạn giao thông của công an giao thông.


- Chưa tổ chức được giám định tổng hợp thương tật của các lần bị tai nạn lao động, vì vậy người bị tai nạn lao động nhiều lần bị thiệt thòi. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo Bộ Y tế quy định về giám định tổng hợp thương tật.


- Nâng mức xử phạt hành chính bằng mức trốn đóng BHXH. Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Bộ Luật Hình sự, trong đó có tội danh xâm phạm quyền lợi BHXH của NLĐ và xem hành vi chiếm đoạt tiền đóng BHXH của NLĐ là hành vi cấu thành tội phạm hình sự.


(Nguồn: Kiến nghị của BHXH TPHCM và BHXH Đồng Nai)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo