xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công đoàn khởi kiện: Khó cũng phải làm!

THANH NGA

Việc thực hiện nhiệm vụ khởi kiện của tổ chức Công đoàn còn gặp nhiều khó khăn do luật không thống nhất; trong khi đó, đội ngũ cán bộ Công đoàn còn thiếu kinh nghiệm, yếu kỹ năng

“Khởi kiện các vụ án liên quan đến lao động là nhiệm vụ mới của tổ chức Công đoàn (CĐ), do vậy, quá trình thực hiện không thể tránh khỏi lúng túng. Quy trình khởi kiện còn nhiều vướng mắc và đội ngũ cán bộ CĐ hầu hết chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia tố tụng cũng là những trở ngại”. Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, cho biết như vậy tại hội nghị góp ý quy trình CĐ khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân và tập thể do LĐLĐ TP tổ chức sáng 6-10.

Vẫn còn nhiều vướng mắc

Bà Yến cho biết thẩm quyền khởi kiện của CĐ được pháp luật quy định rõ tại khoản 8, điều 10, Luật CĐ 2012 và khoản 2, điều 187 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, CĐ có quyền khởi kiện tại tòa án đối với các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ), tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ. Tuy nhiên trong thực tế, quy trình khởi kiện có nhiều vướng mắc, nhất là đối với khởi kiện các tranh chấp tập thể.


Cán bộ chuyên trách LĐLĐ TP (bìa phải), tham gia giải quyết một vụ ngừng việc tập thể Ảnh: HỒNG ĐÀO

Cán bộ chuyên trách LĐLĐ TP (bìa phải), tham gia giải quyết một vụ ngừng việc tập thể Ảnh: HỒNG ĐÀO

Vấn đề gây bức xúc hiện nay là tình trạng nợ đọng BHXH. Về vấn đề này, hướng dẫn 995/HD-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu rõ khi cơ quan BHXH, thanh tra lao động, cơ quan thuế kiểm tra phát hiện doanh nghiệp (DN) có vi phạm về BHXH sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu DN không thực hiện, CĐ có quyền khởi kiện DN ra tòa. Như vậy, để khởi kiện, CĐ phải chứng minh được thiệt hại của NLĐ và sai phạm của DN đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, nếu sai phạm đã bị cơ quan thanh tra lập biên bản vi phạm thì sẽ xử lý theo hướng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành (trường hợp DN không thực hiện). “Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý nữa, do vậy CĐ rất khó có thể khởi kiện tập thể về BHXH mà chỉ có thể kiện các vụ kiện cá nhân” - bà Yến phân tích.

Bên cạnh đó, việc thanh tra và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến BHXH cũng chưa hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Phòng Kiểm tra BHXH TP, giải thích trước đây, việc khởi kiện DN vi phạm về BHXH sẽ do cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện. Điều này được quy định tại điều 187, Bộ Luật Lao động 2004. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao động 2012 lại bỏ điều này kèm theo Luật BHXH 2016 xác định thẩm quyền giải quyết vần đề vi phạm về BHXH lại được giao cho Thanh tra BHXH. “Mặc dù đã có nghị định nhưng đến nay thiếu hướng dẫn của cấp trên nên cơ quan thanh tra vẫn chưa làm tốt việc thanh tra và xử lý vi phạm đối với các đơn vị nợ BHXH dẫn đến thiệt thòi cho NLĐ” - bà Hương cho biết.

Phân định tranh chấp cá nhân, tập thể

Gỡ rối về quy trình khởi kiện và tham gia tố tụng của CĐ, ông Nguyễn Thành Vinh, Chánh Tòa Lao động TAND TP, nhấn mạnh việc khởi kiện của CĐ cần phân định rõ tranh chấp cá nhân và tập thể.

Cụ thể, đối với tranh chấp cá nhân, CĐ muốn khởi kiện phải có ủy quyền của NLĐ. Chẳng hạn nếu một DN nợ lương 800 lao động thì từng NLĐ phải ủy quyền cho CĐ và tách ra thành từng vụ riêng lẻ. “Nghe thì có vẻ khó nhưng thực tế không quá phức tạp, NLĐ có thể ủy quyền cho một người đại diện. Trường hợp NLĐ không thể có mặt tại tòa thì có thể làm đơn xin vắng mặt và tòa sẽ xử theo hướng vắng mặt” - ông Vinh khẳng định.

Cũng theo ông Vinh, cái khó là khởi kiện tranh chấp lao động tập thể về quyền. CĐ có thể lựa chọn hướng giải quyết gửi đơn yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết sau khi đã qua các bước thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quá thời hạn mà chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Đại diện Sở Tư pháp cũng cho biết trong trường hợp CĐ không khởi kiện DN vi phạm BHXH thì cần tận dụng các công cụ cưỡng chế xử lý quyết định vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra BHXH để bảo vệ NLĐ. “Hiện nay, đã có quy định về các biện pháp cưỡng chế mà hầu hết các cơ quan chức năng chưa tận dụng hết. Cụ thể như trong các vụ việc xử phạt vi phạm hành chính mà người vi phạm không chấp hành, chúng ta vẫn có quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cấm xuất cảnh đối với người vi phạm” - đại diện Sở Tư pháp nhấn mạnh.

Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM:

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

Khởi kiện là nhiệm vụ mới và quan trọng của tổ chức CĐ TP hiện nay. Tuy gặp nhiều khó khăn trước mắt nhưng với phương châm bằng mọi cách phải bảo vệ NLĐ, LĐLĐ TP đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để nâng chất đội ngũ cán bộ CĐ, đáp ứng yêu cầu hoạt động trong tình hình mới đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn tất hướng dẫn thủ tục khởi kiện cho cán bộ CĐ. “Vạn sự khởi đầu nan” nhưng không phải vì khó mà chúng ta không làm. Việc khởi kiện vừa là thực hiện chức năng của CĐ vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị để bảo vệ giai cấp công nhân, bảo vệ người lao động. Từ nay đến giữa tháng 11, tổ chức CĐ TP sẽ gấp rút hoàn tất hồ sơ để khởi kiện một số vụ vi phạm về pháp luật lao động” - bà Yến chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo